Lịch sử vấn đề nghiên cứu và đóng góp của luận văn

Một phần của tài liệu Quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn (Trang 26)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu và đóng góp của luận văn

Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và nhà nước luôn có những chính sách nhằm nâng cao đời sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội. Sự ra đời của BLLĐ vào ngày 23/6/1994 đã thúc đẩy lao động sản xuất phát triển, mang lại lợi ích cho người lao động. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ngày càng phát triển và đóng góp rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được, các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại không ít những vấn đề bất cập làm ảnh hưởng tới người lao động, người sử dụng lao động và sự phát triển của toàn xã hội. Đây là những vấn đề quan trọng, cấp thiết đã thu hút sự quan tâm của các cấp các ngành và các nhà khoa học.

Để có một đánh giá chính xác bức tranh toàn cảnh về thực trạng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Việt Nam, Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề Xã hội; Văn phòng Xúc tiến Việc làm tại khu vực Châu Á thuộc tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO – ARTEP), với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA) đã tiến hành điều tra hơn 1000 doanh nghiệp nhỏ ngoài quốc doanh tại Việt Nam vào năm 1991. Vào năm 1997 với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA), Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Viện Khoa học Lao động và Các Vấn đề Xã hội đã tiến hành điều tra khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ ngoài quốc doanh để so sánh kết quả cuộc điều tra này với kết quả cuộc điều tra năm 1991. Các vấn đề được quan tâm trong hai cuộc nghiên cứu này là tốc độ và phương hướng phát triển, vai trò và những trở ngại hiện tại đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ ngoài quốc doanh.

Cuộc điều tra vào năm 1996 với nội dung:“Điều kiện lao động và xã hội ở các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công tác công đoàn trong việc đại diện quyền lợi cho người lao động” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Viện Friedrich -

Ebert - Stiftung (FES) tài trợ với mục đích khảo sát điều kiện lao động và xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD).

Đề tài cấp bộ:“Các quan hệ xã hội trong xí nghiệp của công nhân công

nghiệp” của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - Viện Xã hội học

do Tôn Thiện Chiếu làm chủ nhiệm đề tài. Nội dung chính của đề tài là hướng đến nhận diện thực trạng các mối quan hệ của công nhân trong xí nghiệp, trên cơ sở đó

xác định mối quan hệ nào cản trở hoặc thúc đẩy sự phát triển sản xuất.

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học, tác giả Trần Nguyệt Minh Thu đã hướng vào

nghiên cứu:“Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”. Mục

đích của luận văn là tìm hiểu thực trạng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thông qua việc phân tích tình hình thực thi BLLĐ như một công

cụ thể chế điều chỉnh các quan hệ lao động, vai trò của các tổ chức trong việc giám sát việc thực thi Bộ luật này.

Luận văn Thạc sỹ xã hội học, tác giả Trương Ngọc Thắng với đề tài nghiên

cứu:“Vai trò của Công Đoàn đối với quyền lợi người lao động trong các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh”. Với mục đích tìm hiểu vai trò của công đoàn trong các

doanh nghiệp, luận văn đã phân tích tác động của tổ chức công đoàn đối với quyền lợi của công nhân, phân tích các hoạt động của tổ chức công đoàn để có cái nhìn tổng thể về thực trạng hoạt động của các công đoàn hiện nay trong các doanh nghiệp. Năm 2000, Bộ lao động và thương binh xã hội đã có dự án nghiên cứu

về:“Tác động xã hội của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với người lao

động”. Sau khi mô tả thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thực trạng lao

động việc làm của doanh nghiệp đã cổ phần hóa và tác động của nó đến người lao đông, dự án đã đưa ra những kết luận và khuyến nghị phù hợp liên quan đến việc làm của công nhân.

Quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp là quan hệ phức tạp, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng như của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã xảy ra tình trạng biểu tình, đình công, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động chưa được thực hiện đầy đủ. Vì vậy có rất nhiều nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến quan hệ giữa nhà quản lý doanh nghiệp và công nhân. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào khảo sát đời sống, việc làm của người công nhân, khảo sát quan hệ về mặt kinh tế, quan hệ về lao động, trình độ học vấn, trình độ tay nghề của công nhân và ảnh hưởng của nó tới năng suất lao động,…

Dựa trên các nghiên cứu trước đây của các tác giả, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ xã hội giữa nhà quản lý doanh nghiệp và công nhân. Nghiên cứu vấn đề này luận văn không có tham vọng đưa ra một hướng tiếp cận mới, người nghiên cứu chỉ mong muốn kết quả nghiên cứu có thể góp phần bổ sung cho cơ sở lý

luận về quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp. Trong luận văn này người nghiên cứu muốn làm sáng tỏ thực trạng về quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và công nhân trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân với ba mối quan hệ: Quan hệ kinh tế, quan hệ tình cảm, quan hệ quyền lực. Từ những kết quả nghiên cứu thu được của đề tài, tác giả luận văn sẽ đưa ra những kết luận và khuyến nghị phù hợp góp phần giảm bớt những xung đột còn tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.

1.2.2. Vài nét về Công ty TNHH Một thành viên cơ khí Ngô Gia Tự và Công ty TNHH Ô tô Đông Phong

1.2.2.1. Công ty TNHH Một thành viên cơ khí Ngô Gia Tự

Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí NGT thuộc Tổng Công ty Ô tô Việt Nam với 100% vốn của nhà nước. Tiền thân của doanh nghiệp này có tên là Công ty Cơ khí NGT, được thành lập vào ngày 13/7/1968. Hiện nay doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Phố Nối A - Hưng Yên với tổng diện tích hơn 20 ha. Với phương châm: Đa dạng hóa mối quan hệ với khách hàng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, kết hợp với sản xuất sản phẩm truyền thống nhằm đáp ứng yêu cầu mà ngành công nghiệp ô tô đang đặt ra. Những sản phẩm có thương hiệu như: xe khách 29 chỗ, cột ăngten phát sóng, bạc bimetal, neo dự ứng lực… do công ty lắp ráp và sản xuất đang được thị trường tín nhiệm đặt hàng. Giám đốc tại doanh nghiệp NGT cho biết, số lượng công nhân hiện nay của doanh nghiệp NGT giao động trong khoảng 300 - 350 người. Theo số liệu điều tra có tới 95% số công nhân trong doanh nghiệp có nguồn gốc từ nông thôn, do vậy trong quá trình phân tích tác giả sẽ không nhắc lại nhiều lần cụm từ “ nguồn gốc từ nông thôn”. Mức lương trung bình của công nhân hiện nay là 2tr - 2,5 triệu đồng/người/tháng. Có tới 95% công nhân trong doanh nghiệp được tham gia đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm Y tế (BHYT).

Là doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng, phương thức sản xuất còn thủ công, vì vậy đỏi hỏi công nhân phải có kỹ năng tay nghề cao, phải hiểu biết tỉ mỉ về các bộ phận của mặt hàng sản xuất. Bên cạnh đó công nhân làm việc trong doanh nghiệp phải chịu một áp lực lớn về điều kiện làm việc và độ chính xác trong quá trình thực hiện công việc. Đội ngũ công nhân làm việc tại doanh nghiệp phải được đào tạo bài bản từ các trường dạy nghề và đạo tạo lại trong một thời gian nhất định tại doanh nghiệp. Với yêu cầu như vậy không phải công nhân nào được đào tạo trong các trường dạy nghề cũng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, không ít công nhân bỏ doanh nghiệp này để đến làm việc tại một doanh nghiệp khác.

Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp NGT bao gồm: Chủ tịch kiêm Giám đốc, Phó Giám đốc kinh doanh và Phó Giám đốc sản xuất. Tất cả có 6 Phòng ban, mỗi phòng ban đều có Trưởng phòng và Phó phòng. Có 6 xưởng sản xuất, mỗi xưởng có Quản đốc phân xưởng và Trợ lý cho Quản đốc. Mỗi bộ phận thực hiện nhiệm vụ chức năng riêng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bộ phận Giám đốc và Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và chỉ đạo tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Các bộ phận khác nhận chỉ thị từ ban Giám đốc sau đó chỉ đạo và quản lý cấp dưới thực hiện. Mỗi bộ phận thực hiện nhiệm vụ chức năng riêng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sau đây là mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp NGT.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp NGT

( Nguồn: Phòng tổ chức– Doanh nghiệp NGT)

1.2.2.2. Công ty TNHH ô tô Đông Phong

Công ty TNHH ô tô Đông Phong (ĐP) được sát nhập từ 3 công ty lớn: Công ty TNHH xe Ô tô Thực nghiệp Đông Phong; Công ty TNHH Cơ giới Nông nghiệp Miền Bắc; Công ty TNHH Công thương Thập Yến. Công ty TNHH Ô tô Đông Phong thành lập vào ngày 20/11/2001, đặt trụ sở làm việc tại khu công nghiệp Phố Nối A – Hưng Yên. Lĩnh vực sản xuất chính của doanh nghiệp: Sản xuất, chế tạo, gia công, lắp ráp, cung ứng dịch vụ và kinh doanh các máy cơ khí nông nghiệp; Kinh doanh nông sản, thực phẩm, kim khí, nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất công - nông - ngư nghiệp, đồ điện dân dụng, phương tiện vận tải, dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng; Thiết kế phương tiện vận tải đường bộ; Đóng mới thùng bệ chở khách, xe tải; sửa chữa, hoán cải, cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ; Sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải.

Chủ tịch – GĐ PGĐ KD PGĐ SX Phòng Tổ chức Tiền lương Phòng TC – Ktoán Phòng kế hoạch Phòng KD - XNK Phòng khoa học công nghệ Phòng KCS Xưởng cơ khí Xưởng Composit Xưởng nội thất Xưởng vỏ xe Xưởng phụ tùng bạc Xưởng thiết bị công trình

Giám đốc doanh nghiệp ĐP cho biết, hiện nay doanh nghiệp có số công nhân giao động từ 300 – 400 người bao gồm cả công nhân thời vụ. Theo số liệu điều tra của tác giả có tới hơn 97% số công nhân trong doanh nghiệp có nguồn gốc từ nông thôn. Mức lương trung bình của công nhân hiện nay từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Do sản xuất những sản phẩm máy móc của các ngành sản xuất, doanh nghiệp vừa phải đào tạo công nhân với kỹ năng tay nghề thủ công vừa phải đào tạo công nhân vận hành những máy móc hiện đại. Do yêu cầu cao về trình độ tay nghề và khả năng chịu áp lực trong công việc nhiều công nhân chỉ làm việc một thời gian ngắn là nghỉ việc. Việc ký hợp đồng giữa doanh nghiệp và công nhân dựa trên kỹ năng tay nghề và thời gian làm việc của công nhân. Công nhân được ký hợp đồng lao động chính thức được tham gia vào các loại bảo hiểm và hưởng các chính sách theo quy định của doanh nghiệp.

Đứng đầu cơ cấu lãnh đạo của doanh nghiệp ĐP là Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên có quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc. Kiểm soát viên có nhiệm vụ giám sát hoạt động của Hội đồng thành viên, Chủ tịch và Giám đốc doanh nghiệp. Tất cả có 5 phòng ban, mỗi phong ban đều có Trưởng phòng và Phó phòng, 3 xưởng sản xuất với 3 Quản đốc phân xưởng và 3 Trợ lý cho quản đốc. Các bộ phận cấp trên lãnh đạo và quản lý bộ phận cấp dưới. Ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo từ trên xuống. Các bộ phận khác nhận chỉ thị từ ban Giám đốc sau đó quản lý chỉ đạo bộ phận cấp dưới thực hiện. Mỗi bộ phận thực hiện nhiệm vụ chức năng riêng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sau đây là mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp ĐP.

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp Đông Phong.

(Nguồn: Phòng Tổ chức – doanh nghiệp ĐP)

1.2.3. Đặc điểm nhân khẩu của nhà quản lý và công nhân doanh nghiệp Ngô Gia Tự và doanh nghiệp Đông Phong Gia Tự và doanh nghiệp Đông Phong

Tiến hành khảo sát 116 công nhân tại doanh nghiệp NGT chiếm 48,1% và 125 công nhân doanh nghiệp ĐP chiếm 51,9% trong tổng số 241 công nhân nằm trong mẫu của cuộc khảo sát. Có 48 cán bộ quản lý ở doanh nghiệp NGT được khảo sát chiếm 55.2% và 39 cán bộ quản lý ở doanh nghiệp ĐP được khảo sát chiếm 44.8% trong tổng số 87 cán bộ quản lý được khảo sát trong cả hai doanh nghiệp.

Chủ tịch – GĐ PGĐ KD PG Đ SX Phòng Maketinh Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch đầu tư

Phòng KCS

Xưởng sản xuất Ô tô

Xưởng sản xuất máy nông nghiệp

Xưởng sửa chữa – bảo hành Hội đồng thành

viên

Kiểm soát viên

Bảng 1.1: Tỷ lệ người được phỏng vấn trong doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP(%)

STT Doanh nghiệp Cán bộ(%) Công nhân(%)

1 Ngô Gia Tự 55.2 48.1

2 Đông Phong 44.8 51.9

Tổng 100.0 100.0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Tuổi của công nhân tại hai nhà máy nằm trong độ tuổi từ 19 - 43 tuổi, thuộc lực lượng lao động trẻ, trong đó nhiều nhất là 26 tuổi chiếm 13,3%; 25 tuổi chiếm 10,4%; 28 tuổi chiếm 10,8%, còn lại là tỷ lệ của các độ tuổi khác. Số liệu khảo sát cho thấy, tỷ lệ công nhân đã kết hôn ở doanh nghiệp ĐP là 60%, ở doanh nghiệp NGT là 44.6%. Những công nhân đã kết hôn thường có mong muốn có công việc ổn định và có nhiều thời gian giành cho gia đình hơn là những công nhân chưa kết hôn. Cán bộ quản lý doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới những đối tượng này vì họ thường tạo ra năng suất lao động cao và chấp hành nội quy của doanh nghiệp đầy đủ hơn nhưng họ cũng đòi hỏi phải có thu nhập cao hơn, điều kiện sinh hoạt đầy đủ hơn.

Bảng 1.2: Tình trạng hôn nhân của nhà quản lý và công nhân trong doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP(%)

STT Doanh

nghiệp Đã kết hôn Chưa kết hôn Tổng

1 Ngô gia Tự Công nhân 44.6 53.4 100.0

Cán bộ 77.1 22.9 100.0

2 Đông Phong Công nhân 60.0 40.0 100.0

Cán bộ 87.2 12.8 100.0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Tuổi của nhóm nhà quản lý trong hai doanh nghiệp nằm trong khoảng từ 22 - 55 tuổi trong đó chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30 - 40 tuổi, nhóm tuổi này phần lớn mọi người đã kết hôn. Số cán bộ đã kết hôn ở doanh nghiệp ĐP cao hơn số cán bộ đã

kết hôn ở doanh nghiệp NGT (87.2% so với 77.1%). Có sự chênh lệch về tỷ lệ kết hôn của cán bộ quản lý ở hai doanh nghiệp là do độ tuổi của cán bộ quản lý ở doanh nghiệp ĐP lớn hơn độ tuổi của cán bộ quản lý ở doanh nghiệp NGT, họ cũng có kinh nghiệm hơn trong việc tìm kiếm thị trường và quản lý doanh nghiệp của mình.

Hai doanh nghiệp nằm trong mẫu nghiên cứu là hai doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp nặng, chủ yếu công nhân làm việc trong hai doanh nghiệp này là “nam”, số công nhân “nữ” chiếm một tỷ lệ nhỏ. Ở một số bộ phận, công nhân nữ làm việc có hiệu quả cao hơn công nhân nam nhưng số công nhân nữ ở những bộ phận này vẫn chiếm số lượng rất ít.

Bảng 1.3: Tỷ lệ nam nữ trong doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP(%)

Một phần của tài liệu Quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn (Trang 26)