Đặc điểm nhân khẩu

Một phần của tài liệu Quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn (Trang 33)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3. Đặc điểm nhân khẩu

Gia Tự và doanh nghiệp Đông Phong

Tiến hành khảo sát 116 công nhân tại doanh nghiệp NGT chiếm 48,1% và 125 công nhân doanh nghiệp ĐP chiếm 51,9% trong tổng số 241 công nhân nằm trong mẫu của cuộc khảo sát. Có 48 cán bộ quản lý ở doanh nghiệp NGT được khảo sát chiếm 55.2% và 39 cán bộ quản lý ở doanh nghiệp ĐP được khảo sát chiếm 44.8% trong tổng số 87 cán bộ quản lý được khảo sát trong cả hai doanh nghiệp.

Chủ tịch – GĐ PGĐ KD PG Đ SX Phòng Maketinh Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch đầu tư

Phòng KCS

Xưởng sản xuất Ô tô

Xưởng sản xuất máy nông nghiệp

Xưởng sửa chữa – bảo hành Hội đồng thành

viên

Kiểm soát viên

Bảng 1.1: Tỷ lệ người được phỏng vấn trong doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP(%)

STT Doanh nghiệp Cán bộ(%) Công nhân(%)

1 Ngô Gia Tự 55.2 48.1

2 Đông Phong 44.8 51.9

Tổng 100.0 100.0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Tuổi của công nhân tại hai nhà máy nằm trong độ tuổi từ 19 - 43 tuổi, thuộc lực lượng lao động trẻ, trong đó nhiều nhất là 26 tuổi chiếm 13,3%; 25 tuổi chiếm 10,4%; 28 tuổi chiếm 10,8%, còn lại là tỷ lệ của các độ tuổi khác. Số liệu khảo sát cho thấy, tỷ lệ công nhân đã kết hôn ở doanh nghiệp ĐP là 60%, ở doanh nghiệp NGT là 44.6%. Những công nhân đã kết hôn thường có mong muốn có công việc ổn định và có nhiều thời gian giành cho gia đình hơn là những công nhân chưa kết hôn. Cán bộ quản lý doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới những đối tượng này vì họ thường tạo ra năng suất lao động cao và chấp hành nội quy của doanh nghiệp đầy đủ hơn nhưng họ cũng đòi hỏi phải có thu nhập cao hơn, điều kiện sinh hoạt đầy đủ hơn.

Bảng 1.2: Tình trạng hôn nhân của nhà quản lý và công nhân trong doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP(%)

STT Doanh

nghiệp Đã kết hôn Chưa kết hôn Tổng

1 Ngô gia Tự Công nhân 44.6 53.4 100.0

Cán bộ 77.1 22.9 100.0

2 Đông Phong Công nhân 60.0 40.0 100.0

Cán bộ 87.2 12.8 100.0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Tuổi của nhóm nhà quản lý trong hai doanh nghiệp nằm trong khoảng từ 22 - 55 tuổi trong đó chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30 - 40 tuổi, nhóm tuổi này phần lớn mọi người đã kết hôn. Số cán bộ đã kết hôn ở doanh nghiệp ĐP cao hơn số cán bộ đã

kết hôn ở doanh nghiệp NGT (87.2% so với 77.1%). Có sự chênh lệch về tỷ lệ kết hôn của cán bộ quản lý ở hai doanh nghiệp là do độ tuổi của cán bộ quản lý ở doanh nghiệp ĐP lớn hơn độ tuổi của cán bộ quản lý ở doanh nghiệp NGT, họ cũng có kinh nghiệm hơn trong việc tìm kiếm thị trường và quản lý doanh nghiệp của mình.

Hai doanh nghiệp nằm trong mẫu nghiên cứu là hai doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp nặng, chủ yếu công nhân làm việc trong hai doanh nghiệp này là “nam”, số công nhân “nữ” chiếm một tỷ lệ nhỏ. Ở một số bộ phận, công nhân nữ làm việc có hiệu quả cao hơn công nhân nam nhưng số công nhân nữ ở những bộ phận này vẫn chiếm số lượng rất ít.

Bảng 1.3: Tỷ lệ nam nữ trong doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP(%)

STT Doanh nghiệp Nữ(%) Nam(%) Tổng

1 Ngô gia Tự 17.4 82.6 100.0

2 Đông Phong 17.6 82.4 100.0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Giám đốc doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP đều cho rằng, họ chỉ tuyển dụng công nhân nữ vào một số bộ phận mà công nhân nữ có thể làm được, những bộ phận họ có quyền được tuyển dụng công nhân nữ nhưng họ cũng không tuyển dụng, hơn nữa doanh nghiệp có đăng tin tuyển dụng cũng không có lao động nữ xin vào làm ở những bộ phận đó. Như vậy vẫn còn tồn tại sự phân biệt giới trong việc tuyển dụng lao động và bố trí công việc trong các doanh nghiệp. Sự phân biệt giới trong quá trình tuyển dụng sẽ làm mất cơ hội của nhiều lao động nữ có trình độ và khả năng làm những công việc mà nhiều người cho rằng chỉ có nam giới mới có thể làm được. Điều này sẽ gây thiệt thòi cho lực lượng lao động nữ, các cơ quan chức năng cần tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

Trình độ học vấn của công nhân ở doanh nghiệp NGT chủ yếu ở trình độ Trung học phổ thông (THPT) chiếm 49.1%, trong khi đó ở doanh nghiệp ĐP chủ yếu ở trình độ Trung học chuyên nghiệp (THCN) chiếm 56.8%. Số công nhân có trình độ

Cao đẳng ở cả 2 doanh nghiệp đều rất thấp và không đáng kể. Như vậy công nhân trong doanh nghiệp ĐP có trình độ học vấn THCN nhiều hơn công nhân ở doanh nghiệp NGT. Điều này cho thấy công nhân ở doanh nghiệp ĐP sẽ dễ dàng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và có nhiều cơ hội hơn để nâng cao trình độ tay nghề.

Bảng 1.4 : Trình độ học vấn của công nhân doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP(%)

STT Doanh nghiệp THCS THPT THCN CĐ Tổng

1 Ngô Gia Tự 4.4 49.1 44.1 2.4 100.0

2 Đông Phong 2.4 39.2 56.8 1.6 100.0

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Trình độ tay nghề của công nhân trước khi vào làm việc trong cả hai doanh nghiệp có 46,9% đã qua đào tạo, chưa qua đào tạo chiếm 53,1%. Số người có trình độ THCN và Cao đẳng tương đối cao nhưng số người chưa qua đào tạo tay nghề vẫn chiếm tỷ lệ lớn, nguyên nhân là do họ không được làm đúng với nghề đã được đào tạo. Điều này thể hiện thực trạng đào tạo nghề trong các trường dạy nghề ở nước ta hiện nay, chất lượng và số lượng đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Thực trạng đào tạo nghề như hiện nay sẽ gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Bảng 1.5: Trình độ học vấn của nhà quản lý doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP(%)

STT Doanh nghiệp THCN CĐ ĐH Tổng

1 Ngô Gia Tự 2.1 37.5 60.4 100.0

2 Đông Phong 0.0 35.9 64.1 100.0

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Nhà quản lý ở doanh nghiệp ĐP có trình độ từ Cao đẳng trở lên, trong khi đó trình độ của nhà quản lý ở doanh nghiệp NGT vẫn có 2.1% ở trình độ THCN. Tỷ lệ nhà quản lý có trình độ Đại học ở doanh nghiệp ĐP cũng cao hơn so với doanh

nghiệp NGT (64.1% so với 60.4%). Do có nhiều cán bộ quản lý doanh nghiệp có trình độ Cao đẳng và Đại học hơn, cán bộ quản lý của doanh nghiệp ĐP sẽ có cơ hội tiếp thu những tiến bộ khoa học, khả năng nắm bắt thị trường và quản lý công nhân tốt hơn cán bộ quản lý ở doanh nghiệp NGT.

Thời gian làm việc của công nhân tại 2 doanh nghiệp từ 6 tháng tới 15 năm. Trong đó số người làm việc 2 năm và 3 năm chiếm số lượng nhiều nhất (18,7 % và 22,8%) số lao động làm việc 4 năm là 12,4 %, còn lại là ở các mức thời gian khác. Thời gian làm việc của cán bộ quản lý chủ yếu nằm trong khoảng từ 3 - 15 năm. Quê quán của nhà quản lý và công nhân của hai doanh nghiệp chủ yếu ở địa phương và một số tỉnh lân cận như: Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định… và một số tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Như vậy cán bộ quản lý và công nhân ở hai doanh nghiệp đều là những lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn cao, dễ thích nghi với môi trường làm việc, khả năng nắm bắt khoa học kỹ thuật nhanh. Với những đặc điểm nhân khẩu của cán bộ quản lý và công nhân trong doanh nghiệp ĐP và doanh nghiệp NGT như đã phân tích ở trên, 2 doanh nghiệp này sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển thành những doanh nghiệp vững mạnh trong thời gian tới.

Chương 2: CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI CƠ BẢN GIỮA NHÀ QUẢN LÝ VÀ

Một phần của tài liệu Quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)