Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn (Trang 108)

2.1. Đối với các cơ quan chức năng của Đảng và nhà nước

+ Các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ và có quy trình kiểm tra thẩm định kỹ hơn việc thực hiện các quy định của BLLĐ trong các doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp vi phạm cần phải xử lý nghiêm khắc để răn đe những doanh nghiệp khác.

+ Trong các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ hơn việc bổ nhiệm các chức vụ trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp, phải tìm ra người có đủ đức đủ tài để quản lý doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng phải giám sát chặt chẽ và có biện pháp chỉ đạo phù hợp đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân trong từng giai đoạn, từng thời điểm, có như vậy doanh nghiệp nhà nước mới tồn tại và phát triển vững mạnh. Đảng và nhà nước cần đầu tư vốn và thu hút đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước nhiều hơn nữa, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.

+ Đảng và nhà nước cần thay đổi mức lương tối thiểu theo nhu cầu thực tế của cuộc sống, đảm bảo tốt cuộc sống cho người lao động. Tăng cường quản lý của nhà nước về việc phân định mức lao động, cần nghiên cứu và đưa ra định mức lao động sao cho phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp. Đảng và nhà nước cần nghiên cứu thời gian làm việc sao cho phù hợp với đặc điểm của người lao động ở nước ta, quy định mức lương làm thêm giờ phù hợp để đảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động của công nhân.

+ Đảng và nhà nước cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; phải đào tạo đội ngũ cán bộ có cả đức cả tài để tham gia vào

việc quản lý doanh nghiệp. Cán bộ quản lý doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu: giỏi về trình độ chuyên môn, có khả năng sáng tạo đặc biệt là có cách quản lý doanh nghiệp một cách khoa học.

+ Đảng và nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động ở vùng nông thôn. Phát triển mạnh hệ thống trường dạy nghề và chất lượng đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khuyến khích người lao động học nghề bằng các biện pháp: Hỗ trợ vốn, giới thiệu việc làm... Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động để họ có cơ hội tìm kiếm việc làm. Nhà nước cần yêu cầu các trường dạy nghề phải có chương trình giảng dạy về kỷ luật lao động, an toàn lao động kỹ hơn cho người học nghề, có như vậy khi công nhân vào làm việc trong các doanh nghiệp với đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp hiện đại.

+ Đảng và nhà nước cần có chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý, các tổ chức xã hội, công nhân về Bộ luật lao động. Cần nghiên cứu những mô hình, những giải pháp để tăng cường mối liên kết trong cộng đồng doanh nghiệp để giảm những xung đột trong mối quan hệ giữa nhà quản lý và công nhân.

+ Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần có chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn và những người giám đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của công nhân, xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Đảng và nhà nước cần có quy định để doanh nghiệp trả lương thỏa đáng cho cán bộ công đoàn chuyên trách tại các doanh nghiệp.

2.2. Đối với tầng lớp công nhân

+ Đội ngũ công nhân cần phải không ngừng học hỏi, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn, kỷ luật lao động, an toàn lao động thật tốt để đáp ứng yêu cầu của xã hội và của nhà quản lý doanh nghiệp.

+ Đối với những công nhân chưa qua các trường đào tạo nghề phải kiên trì học hỏi và rèn luyện bản thân, nắm bắt kịp thời trình độ tay nghề mà nhà quản lý yêu cầu và nhanh chóng thích ứng với các quy định mà nhà quản lý và chủ doanh nghiệp đưa ra.

+ Đội ngũ công nhân trong các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ những quy định của BLLĐ để có cơ sở bảo vệ quyền lợi của mình và của người khác.

+ Đội ngũ công nhân nên thay đổi suy nghĩ, lối sống, cách ứng xử theo xu hướng của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của xã hội.

+ Ngoài việc làm tốt công việc được giao, đội ngũ công nhân nên mạnh dạn, tự tin, thẳng thắn trao đổi mọi vấn đề với nhà quản lý doanh nghiệp; giữa nhà quản lý và công nhân cần phải được cải thiện mối quan hệ từ hai phía trên cơ sở pháp luật và văn hóa Việt Nam.

2.2. Đối với bộ phận cán bộ quản lý doanh nghiệp

+ Cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cần phải năng động hơn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, giúp người lao động có nhiều việc làm và doanh nghiệp có cơ hội được chuyển giao những công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại trên thế giới. Cán bộ quản lý doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức để trở thành nguồn nhân lực có cả đức, cả tài, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

+ Cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân nên quan tâm tới mọi mặt trong đời sống của công nhân, thường xuyên thăm hỏi động viên công nhân để giúp họ hăng say làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Cán bộ quản lý doanh nghiệp nên cố gắng tìm hiểu tâm lý của người công nhân để có biện pháp quản lý phù hợp.

+ Cán bộ quản lý trong các loại hình doanh nghiệp cần phải học hỏi những kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, và các nhà quản lý thành công trên thế giới về chiến thuật và cách quản lý con người, để doanh nghiệp có lợi nhuận cao mà người lao động cũng có cuộc sống ổn định.

+ Cán bộ quản lý trong các loại hình doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc các quy định của BLLĐ, quan tâm tới sức khỏe, điều kiện lao động cũng như thái độ và cách quản lý của cấp dưới với công nhân, nếu cán bộ cấp dưới có những hành vi sai phạm đối với công nhân cần xử lý nghiêm khắc.

+ Cán bộ quản lý trong các loại hình doanh nghiệp cần có biện pháp khen thưởng và xử phạt đúng người, đúng mức độ đối với công nhân để họ cảm thấy thỏa đáng, không gây ra sự bức xúc trong tầng lớp công nhân.

+ Cán bộ quản lý trong các loại hình doanh nghiệp nên coi công nhân làm việc trong doanh nghiệp như người thân, doanh nghiệp như là nhà của mình. Có như vậy cán bộ quản lý mới có cách quản lý đúng đắn, có tình thương yêu đối với công nhân. Cả công nhân và nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm với nhau hơn. Họ sẽ làm việc hăng say và cùng nhà quản lý bảo vệ doanh nghiệp, chung tay gánh vác khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

+ Cán bộ quản lý trong các loại hình doanh nghiệp nên quan tâm tới vấn đề văn hóa doanh nghiệp và có biện pháp quản lý để tất cả cán bộ và công nhân trong doanh nghiệp có ý thức cùng nhau xây dựng nền văn hóa riêng của doanh nghiệp mình. Tạo môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh, tất cả mọi người đều yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

+ Cán bộ quản lý trong các loại hình doanh nghiệp nên quan tâm tới vấn đề cải tạo môi trường lao động để giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi cho công nhân, cần có những biện pháp nghiêm khắc bắt buộc công nhân sử dụng thiết bị bảo hộ lao động, có chính sách bảo hộ bồi dưỡng độc hại thỏa đáng.

+ Cán bộ quản lý trong các loại hình doanh nghiệp cần có chính sách ưu đãi đặc biệt với công nhân có trình độ tay nghề cao và ở xa, có biện pháp hỗ trợ phù hợp để công nhân có điều kiện nâng cao trình độ học vấn và trình độ tay nghề.

Để giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong mối quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp, nhà nước phải đưa ra những chính sách, những quy định hợp lý, và tiến hành giám sát chặt chẽ việc thực hiện những quy định này, đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm của doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý phù hợp, thái độ ứng xử làm hài lòng bộ phận công nhân. Nhóm công nhân cũng có nhiệm vụ nâng cao trình độ tay nghề, thực hiện tốt công việc nhà quản lý giao cho. Nhà quản lý doanh nghiệp và công nhân phải quan tâm chia sẻ với nhau, có trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Từng nhóm đối tượng trên thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra thì quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp sẽ giảm dần sự xung đột, là tiền đề để thực hiện mục tiêu tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. PTS. Chung Á, PTS. Nguyễn Đình Tấn (1997), Nghiên cứu Xã hội học, NXB

Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

2. Bộ luật lao động (1995), NXB Lao động xã hội.

3. PTS. Đặng Vũ Chư, PTS. Ngô Văn Quế (1996), Phát triển nguồn nhân lực và

phương pháp dùng người trong sản xuất kinh doanh, NXB Lao động, Hà Nội.

4. Tôn Thiện Chiếu (1995), Các quan hệ xã hội của công nhân công nghiệp, đề tài cấp bộ, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, viện xã hội học.

5. Tôn Thiện Chiếu, Nhu cầu đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân trong các

doanh nghiệp quốc doanh ở Hà Nội, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc

gia, Viện xã hội học.

6. Tôn Thiện Chiếu (2005), Công nhân ngoại tỉnh nhập cư và vấn đề an sinh xã hội,

Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện xã hội học.

7. Tống Văn Chung (2000), Xã hội học Nông thôn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Tạp chí Xã hội học. Số 2/1996. Nghiên cứu Xã hội học về Công nhân và Đô thị.

9. GS. Phạm Tất Dong, TS.Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, NXB Đại Học Quốc

Gia HN.

10. Trần Thế Dương (1994), Thị trường lao động và công đoàn trong doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội.

11. TS. Đặng Quang Điều, Khó khăn về nhà ở cho người lao động tại khu công

nghiệp, khu chế xuất, Tạp chí Cộng sản, ngày 28/9/2010, cập nhật ngày: 04/10/2010,

http://www.molisa.gov.vn/news/detail2/tabid/371/newsid

12. TS. Lê Thanh Hà (2008). Các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài cấp Bộ mã số CB 2007-01-04 của Bộ LĐ-TB-XH. Hà Nội.

13. Bùi Thị Thanh Hà (1994), Thái độ đối với lao động của công nhân trong các xí

nghiệp quốc doanh tại Hà Nội, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia,

Viện xã hội học.

14. Bùi Thị Thanh Hà (2003), Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên

doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới, NXB Khoa học Xã hội.

15. PGS.TS. Lê Thanh Hà, Đình công và quan hệ lao động ở Việt Nam. Cập nhật

ngày 19/04/2011, http://www.molisa.gov.vn/news/detail2/tabid/371/newsid/52802

16. Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội những vấn đề lý luận, NXB Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

17. Luật doanh nghiệp (2005), NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Trần nhoãn (2009), Văn hóa doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. TS. Bùi Ngọc Thanh Nguyên, Vì sao tiền lương của các doanh nghiệp tư nhân

thấp, cập nhật ngày 03/12/2010,

http://www.molisa.gov.vn/news/detail2/tabid

20. Nghị định số 70/2011/NĐ - CP, ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ - (

Quy định về mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp).

21. Nghị định 06/CP hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao

động.

22. Nghị định 110/2002/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung nghị định 06/CP về an toàn lao

động, vệ sinh lao động

23. Nghị định số 44/2003/NĐ - CP, ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ -

24. PGS.TS. Vũ Hào Quang (2004), Xã hội học quản lý, NXB Đại Học quốc gia Hà Nội.

25. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu Xã hội

học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

26. Đặng Ngọc Tùng, Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 , cập nhật ngày 30/03/2010. htpt://www.tinmoi.vn.

27. Trần Nguyệt Minh Thu (2003), Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh, Luận văn Thạc sỹ Xã hội học, Viện xã hội học.

28. Trương Ngọc Thắng (2007), Vai trò của công đoàn đối với quyền lợi của người

lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Luận văn Thạc sỹ Xã hội học,

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Linh Thùy, Giải quyết quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động: Chưa

hết lúng túng, http://www.baomoi.com

30. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển Xã hội học, NXB Thế giới.

31. Văn hóa doanh nghiệp, yếu tố vàng của thành công, cập nhật 20/10/2006

PHỤ LỤC

Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn Phiếu số:………

Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Phiếu trao đổi ý kiến

( Dành cho công nhân)

Xin chào và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả các anh chị!

Để phục vụ cho đề tài luận văn tốt nghiệp, chúng tôi xin một số ý kiến đóng góp từ các anh chị. Ý kiến này chỉ có mục đích sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Mọi thông tin anh chị cung cấp không ảnh hưởng gì tới quyền lợi của các anh chị. Chúng tôi xin cam kết chịu mọi trách nhiệm với những thông tin mà các anh chị cung cấp cho chúng tôi. ( Anh chị hãy đánh giấu “ v” vào phương án mà anh chị chọn).

Câu 1. Anh chị hãy cho biết mức thu nhập hiện nay của anh chị ?. 1. Dưới 2,0 triệu. 2. Từ 2,0 - 2,5 triệu. □ 3. Từ 2,5 - 3, 0 triệu. □ 4. Từ 3,0 – 3,5 triệu. □ 5. Từ 3,5 – 4 triệu. □ 6. Trên 4 triệu. □

Câu 2, Hãy cho biết mức độ hài lòng về mức thu nhập của anh chị ?

( Chọn 1 phương án)

1. Rất hài lòng. □ 2. Hài lòng. □ 3. Chưa hài lòng. □

1. Đã được ký hợp đồng. □ 2. Chưa được ký hợp đồng. □

Câu 4. Thời gian thử việc doanh nghiệp giành cho anh chị là bao nhiêu? ( Chọn

1 phương án)

1. 1 tháng. □ 2. 2 tháng. □ 3. 3 tháng. □ 4. Trên 3 tháng. □

Câu 5. Anh chị hãy cho biết điều kiện lao động trong doanh nghiệp ở mức nào?

( Chọn 1 phương án).

1. Tốt. 2. Trung bình. 3. Kém.

Câu 6, Anh chị mong muốn nhà quản lý cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp?

1. Có. 2. Không.

Câu 7, Trong 1 tháng anh chị thường tiếp xúc riêng với nhà quản lý của anh chị

mấy lần? ( chọn 1 phương án)

1. 1- 3 lần. 2. 3- 5 lần.

3. 5- 7 lần. 4. Nhiều hơn.

Câu 8. Mục đích của anh chị trong những lần tiếp xúc đó?

( Chọn 1 phương án)

1. Chia sẻ khó khăn trong công việc. □

2. Chia sẻ những khúc mắc trong cuộc sống. □ 3. Tạo môi trường làm việc thân thiện.

Một phần của tài liệu Quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn (Trang 108)