Hình thức ra quyết định

Một phần của tài liệu Quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn (Trang 62)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Hình thức ra quyết định

Khi ra quyết định cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp sẽ triệu tập để xin ý kiến đóng góp và có sự thỏa thuận với công nhân trước khi những quyết định đó được đi vào thực hiện. Công nhân là người chịu sự quản lý của cán bộ quản lý doanh nghiệp, là người thực hiện các quyết định mà cán bộ quản lý doanh nghiệp đưa ra, nhưng họ cũng có những quyền lợi mà cán bộ quản lý phải đảm bảo cho họ. Trong mỗi doanh nghiệp việc triệu tập công nhân để lấy ý kiến đóng góp thể hiện sự tôn trọng của nhà quản lý doanh nghiệp về quyền bình đẳng với công nhân và nó sẽ đem lại những quyền lợi cơ bản cho công nhân. Qua mỗi buổi triệu tập, công nhân có điều kiện thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình với nhà quản lý doanh nghiệp, nhà quản lý qua đó cũng hiểu được nhu cầu thiết yếu của công nhân và có biện pháp phù hợp để đáp ứng những nhu cầu đó.

Tại hai doanh nghiệp được nghiên cứu có tới 49.4% công nhân cho rằng khi ra quyết định với công nhân chỉ có một số quyết định là được nhà quản lý triệu tập để xin ý kiến của công nhân, trong đó ở doanh nghiệp NGT là 62.1%, doanh nghiệp ĐP là 37.6%. Có 37.8 % công nhân cho rằng nhà quản lý doanh nghiệp đã không xin ý kiến của công nhân khi ra quyết định, trong đó ở doanh nghiệp NGT là 20.7%, doanh nghiệp ĐP là 53.6%. Tỷ lệ công nhân đánh giá tất cả các quyết định nhà quản lý doanh nghiệp đều xin ý kiến của công nhân đều rất thấp và không có sự khác nhau ở hai doanh nghiệp. Với Caramer’V= 0.340, mối quan hệ về mức độ xin ý kiến của công nhân trước khi nhà quản lý ra quyết định ở hai doanh nghiệp là tương đối mạnh. P= 0.000, dữ liệu mẫu trên đưa ra bằng chứng để chứng tỏ có sự khác biệt rất rõ giữa cán bộ quản lý doanh nghiệp NGT và cán bộ quản lý doanh nghiệp ĐP về mức độ xin ý kiến của công nhân trước khi cán bộ quản lý ra quyết định, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê ở mức cho phép.

Biểu đồ 2.4: Mức độ xin ý kiến của công nhân trước khi ra quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP (%)

Cán bộ quản lý doanh nghiệp NGT triệu tập xin ý kiến của công nhân trước khi ra quyết định nhiều hơn cán bộ quản lý ở doanh nghiệp ĐP. Điều này có nghĩa công nhân ở doanh nghiệp NGT có được quyền bình đẳng hơn công nhân doanh nghiệp ĐP. Trong doanh nghiệp nhà nước, nhà nước có quyền quản lý và chỉ đạo từ cấp trên xuống. Dưới sự quản lý và chỉ đạo của Đảng và nhà nước, ngoài việc thực hiện mục tiêu kinh tế các doanh nghiệp này còn phải thực hiện mục tiêu chính trị, vì vậy trong doanh nghiệp nhà nước bao giờ cũng có sự tự do dân chủ hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Trong doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp là người có quyền quyết định tất cả, sự tự do dân chủ trong loại hình doanh nghiệp này rất ít, mọi thành viên phải thực hiện theo mệnh lệnh của cấp trên, sự độc tài được thể hiện rõ hơn trong loại hình doanh nghiệp này.

Bảng 2.10: Đánh giá của cán bộ và công nhân doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP về mức độ đáp ứng nhu cầu của công nhân khi

nhà quản lý ra quyết định (%)

STT

Nội dung Doanh nghiệp NGT Doanh nghiệp ĐP Công

nhân Cán bộ Công nhân Cán bộ

1 Đáp ứng hầu hết nhu cầu 4.3 10.4 5.6 12.8

2 Chỉ đáp ứng một số 56.0 50.6 48.8 28.2

3 Chỉ chú ý đến lợi ích của DN 37.1 36.5 44.0 43.6

4 Giúp hai bên đều có lợi 2.6 2.5 1.6 15.4

Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0

(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Bảng số liệu cho thấy có 1 số lượng lớn nhà quản lý và công nhân ở hai doanh

nghiệp cho rằng quyết định của nhà quản lý “chỉ đáp ứng một số nhu cầu” và “chỉ

chú ý đến lợi ích của doanh nghiệp”. Có tới 15.4% cán bộ quản lý ở doanh nghiệp

ĐP cho rằng quyết định của họ là“giúp hai bên đều có lợi”, trong khi đó chỉ có 1.6%

giá của nhà quản lý và công nhân về phương án“giúp hai bên đều có lợi”, có sự khác

nhau không nhiều. Các phương án đánh giá khác ở 2 doanh nghiệp đều có sự khác nhau giữa nhà quản lý và công nhân. Kết quả điều tra cho thấy, đánh giá quyết định của nhà quản lý đáp ứng nhu cầu của công nhân giữa công nhân và cán bộ doanh nghiệp NGT ít có sự khác nhau, trong doanh nghiệp ĐP có sự khác nhau rõ rệt. Trong doanh nghiệp NGT công nhân được triệu tập xin ý kiến đóng góp nhiều hơn, vì vậy quyết định của nhà quản lý sẽ đáp ứng nhu cầu của công nhân nhiều hơn quyết định của nhà quản lý ở doanh nghiệp ĐP. Để thu lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp ĐP sẽ quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp nhiều hơn khi ra quyết định với công nhân, vì vậy quyết định của nhà quản lý không thể đáp ứng đúng với nhu cầu của công nhân.

Quan hệ quyền lực giữa nhà quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp còn thể hiện ở lý do ra quyết định của nhà quản lý. Nếu quan hệ giữa nhà quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp là quan hệ bình đẳng, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ ít thể hiện uy quyền khi ra quyết định với công nhân. Thực tế cho thấy, công nhân có địa vị thấp kém hơn nên họ ít có quyền lực hơn, ngược lại nhà quản lý doanh nghiệp có địa vị, uy quyền cao hơn nên họ thường áp đặt công nhân thực hiện quyết định của mình.

Bảng 2.11: Lý do ra quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP(%) ST T Nội dung Doanh nghiệp NGT Doanh nghiệp ĐP Có Không Có Không

1 Thể hiện bản lĩnh ý chí của nhà quản lý 23.1 76.9 53.3 46.7

2 Kiểm tra sự tuân thủ của cấp dưới 41.7 58.3 61.5 38.5

Lý do ra quyết định của nhà quản lý ở hai doanh nghiệp có sự khác nhau. Tỷ

lệ cán bộ quản lý ra quyết định để“kiểm tra sự tuân thủ của cấp dưới” ở doanh

nghiệp ĐP là 61.5%, ở doanh nghiệp NGT là 41.7%. Tỷ lệ cán bộ quản lý ra quyết

định để“thể hiện bản lĩnh ý chí của nhà quản lý” ở doanh nghiệp NGT là 23.1%, ở

doanh nghiệp ĐP là 53.3%. Điều này có nghĩa cán bộ quản lý ở doanh nghiệp ĐP thể hiện uy quyền khi ra quyết định với công nhân nhiều hơn cán bộ quán lý ở doanh nghiệp NGT. Đây là sự khác biệt trong cách quản lý của hai loại hình DNNN và DNTN. Mô hình quản lý trong doanh nghiệp nhà nước vừa dân chủ, vừa độc tài, trong khi đó ở doanh nghiệp tư nhân mô hình độc tài thể hiện nhiều hơn. Chính mô hình quản lý của các DNNN đã tạo ra sự bình đẳng dân chủ nên năng suất lao động tăng cao, vì vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của các DNNN nói riêng, kinh tế quốc doanh nói chung ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, kích thích các DNNN hoạt động có hiệu quả hơn.

Như vậy hình thức ra quyết định của nhà quản lý với công nhân trong doanh nghiệp nhà nước có sự tự do dân chủ hơn trong doanh nghiệp tư nhân. Nhà quản lý trong doanh nghiệp tư nhân ra quyết định thế nào thì công nhân phải thực hiện thế đó, công nhân không được tham gia góp ý. Điều này càng làm tăng sự căng thẳng trong mối quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp.

2.2.2. Mức độ thực hiện quyết định và nội quy của công nhân

Trong các doanh nghiệp, hình thức ra quyết định của nhà quản lý có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện quyết định của công nhân. Quyết định của nhà quản lý có được công nhân chấp hành nghiêm túc hay không phụ thuộc vào quyết định đó đáp ứng nhu cầu của người công nhân như thế nào. Việc tuân thủ quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp một cách nghiêm túc giúp cho nhà quản lý dễ dàng quản lý công nhân và đem lại lợi ích mà nhà quản lý mong muốn.

Như đã phân tích ở trên, tại hai doanh nghiệp nghiên cứu, cán bộ quản lý triệu tập công nhân để xin ý kiến đóng góp trước khi họ ra quyết định là rất ít, vì vậy ảnh

hưởng đến kết quả thực hiện các quyết định đó của công nhân. Tỷ lệ công nhân thực

hiện quyết định của nhà quản lý một cách “tự giác và đầy đủ” ở doanh nghiệp NGT

là 31.9%, ở doanh nghiệp ĐP chỉ là 10.4%. Trong khi đó tỷ lệ công nhân chỉ thực

hiện quyết định của nhà quản lý “một cách hình thức” và “không thực hiện” ở

doanh nghiệp ĐP lại cao hơn ở doanh nghiệp NGT rất nhiều. Với Caramer’V = 0.449, chứng tỏ việc thực hiện quyết định của nhà quản lý giữa công nhân doanh nghiệp NGT có sự khác biệt rất rõ với công nhân doanh nghiệp ĐP; P = 0.000, có đủ bằng chứng để khẳng định tỷ lệ công nhân trong doanh nghiệp NGT thực hiện nghiêm túc quyết định của nhà quản lý nhiều hơn công nhân trong doanh nghiệp ĐP. Biểu đồ 2.5: Mức độ thực hiện quyết định của công nhân tại doanh nghiệp NGT

và doanh nghiệp ĐP(%)

Caramer’ V= 0.449; P = 0.000 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Do công nhân doanh nghiệp NGT được triệu tập để xin ý kiến đóng góp trước khi nhà quản lý ra quyết định nhiều hơn công nhân doanh nghiệp ĐP và quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp NGT đáp ứng nhu cầu của công nhân nhiều hơn doanh nghiệp ĐP, vì vậy công nhân doanh nghiệp NGT cũng thực hiện quyết định của nhà quản lý nghiêm túc và đầy đủ hơn công nhân doanh nghiệp ĐP. Kết quả điều tra đã

chỉ ra rằng, công nhân ở cả hai doanh nghiệp đều chưa thực hiện đầy đủ các quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp. Với tỷ lệ thực hiện quyết định như trên rất khó để nhà quản lý các doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Điều này sẽ càng gây thêm căng thẳng trong quan hệ xã hội giữa nhà quản lý của doanh nghiệp và công nhân, mối quan hệ này sẽ ngày càng khó giải quyết. Khi được hỏi về việc công nhân thực hiện quyết định của nhà quản lý, một công nhân nữ cho

biết:“… Chúng tôi chỉ thực hiện những quyết định phù hợp. Họ nói là quan tâm,

chăm lo đến đời sống công nhân, nhưng những quyết định của họ thì chỉ hướng đến lợi ích của doanh nghiệp. Nếu cán bộ quản lý quan tâm tới chúng tôi, ứng xử với chúng tôi tình cảm, thì chúng tôi cũng hết lòng vì cán bộ quản lý, hết lòng vì doanh nghiệp.” (nữ, 32 tuổi, quê Nam Định, doanh nghiệp ĐP). Điều này cho thấy, muốn

công nhân thực hiện quyết định của nhà quản lý một cách nghiêm túc và đầy đủ, ngoài việc quyết định của nhà quản lý phải đáp ứng đúng nhu cầu của công nhân, cán bộ quản lý cần phải có thái độ nhẹ nhàng, nhiệt tình, chu đáo đối với công nhân.

Nội quy trong doanh nghiệp là những quy định tồn tại từ khi doanh nghiệp được thành lập. Cùng với thời gian và sự phát triển doanh nghiệp các nội quy của doanh nghiệp sẽ được xây dựng và bổ sung thêm. Khi vào làm việc trong các doanh nghiệp, lực lượng lao động sẽ được rèn luyện tác phong công nghiệp và phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của doanh nghiệp. Để khuyến khích, động viên công nhân từ bỏ những thói quen trước đây, đi vào thực hiện nghiêm túc những quy định của doanh nghiệp, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp đã có những phần thưởng khích lệ thích đáng. Tuy phần thưởng không nhỏ đối với thu nhập của công nhân nhưng số công nhân vi phạm nội quy của doanh nghiệp vẫn chiếm số lượng lớn.

Trong số công nhân được phỏng vấn có 60.6% số công nhân được hỏi trả lời

rằng họ “không” được nhận thưởng trong tháng vừa qua, số công nhân được nhận

doanh nghiệp vẫn còn một số lượng lớn, phần thưởng khích lệ của doanh nghiệp cũng không tạo động lực cho họ.

Bảng 2.12: Lý do được nhận thưởng của công nhân doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP(%)

STT Nội dung Có(%) Không(%) Tổng

1 Chuyên cần 47.3 52.7 100.0

2 Kỹ năng tay nghề 15.4 84.6 100.0

3 Không vi phạm nội quy 10.4 89.6 100.0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Tất cả số công nhân được nhận thưởng ở các lý do theo quy định đều thấp hơn

số công nhân không được nhận thưởng. Công nhân được thưởng với lý do “chuyên

cần” chỉ có 47.3% công nhân được thưởng, với lý do thưởng theo “kỹ năng tay nghề” chỉ có 15.4% công nhân được thưởng, lý do thưởng “ không vi phạm nội quy”

có tỷ lệ thấp nhất chỉ chiếm 10.4% số người được nhận thưởng. Những quy định, nội quy của doanh nghiệp đã được thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp và người công nhân ngay từ khi người công nhân vào làm việc tại doanh nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của cán bộ quản lý người công nhân dù muốn hay không muốn cũng phải thực hiện nghiêm túc những nội quy này. Có những quy định người công nhân dễ dàng thực hiện, nhưng cũng không ít những quy định người công nhân rất khó thực hiện, đặc biệt những quy định có liên quan đến thói quen của họ. Trong thời đại công nghiệp phát triển, người lao động ở nông thôn đổ ra các khu công nghiệp để làm việc, họ đã mang theo những đặc điểm của nền văn hóa nông nghiệp. Những đặc điểm của nền văn hóa nông nghiệp này sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, làm giảm đi cơ hội làm việc và ảnh hưởng đến thu nhập của người công nhân, cản trở sự phát triển của toàn xã hội. Người công nhân rất muốn nhận được phần thưởng nhưng họ khó có thể thực hiện đúng những nội quy mà nhà quản lý doanh nghiệp đã đề ra.

Bảng 2.13: Mức độ vi phạm và không vi phạm nội quy của công nhân doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP(%)

STT Nội dung Vi phạm Không vi phạm Tổng

1 Đi muộn về sớm 72.2 27.8 100.0

2 Nói chuyện trong giờ làm việc 76.8 23.2 100.0

3 Nghỉ việc không lý do 66.5 33.5 100.0

4 Nghe điện thoại khi làm việc 44.8 55.2 100.0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Đa số công nhân đều thích được đi muộn về sớm, thích làm việc ít nhưng lại được hưởng lương cao. Những người đến và về đúng giờ chỉ có 27.8% số còn lại chiếm một tỷ lệ lớn 72.2% vi phạm quy định này, có 76.8% công nhân vi phạm nội

quy “không nói chuyện trong giờ làm việc”, có 66.5% công nhân “nghỉ việc không

có lý do”. Tiến hành hỏi 10 công nhân trong doanh nghiệp thì có tới 8 công nhân cho

rằng, họ thường bắt đầu làm việc muộn 5 - 10 phút và rửa tay chân chuẩn bị về trước 5 - 10 phút so với quy định. Điều này chứng tỏ ý thức kỷ luật lao động của công nhân còn kém, chưa bắt kịp được với tác phong công nghiệp trong lao động. Thói quen này đã bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp nông thôn, nó sẽ làm giảm năng suất lao động và gây thiệt thòi cho chính người công nhân. Một số cán bộ quản lý của doanh nghiệp cho biết, số công nhân nghỉ làm việc không có lí do rất nhiều. Đặc biệt là ở doanh nghiệp NGT, những người làm việc chuyên cần được công ty ưu đãi mức thưởng tương đối cao so với mức thu nhập của họ (800 nghìn đồng/người/tháng), nhưng trung bình mỗi ngày phân xưởng có từ 2 - 3 công nhân nghỉ làm việc không

có lý do.

Tìm hiểu sâu về vấn đề này chúng tôi được biết, doanh nghiệp NGT trả lương theo hình thức khoán sản phẩm, nhưng khoán theo tổ chứ không theo từng công nhân. Vì đặc trưng công việc, khối lượng công việc phải được các thành viên trong

Một phần của tài liệu Quan hệ xã hội giữa nhà quản lý và nhóm công nhân có nguồn gốc từ nông thôn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)