6. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thái độ của nhà quản lý và công nhân trong giờ làm việc
Trong doanh nghiệp, ngoài quan hệ lao động, giữa cán bộ quản lý và công nhân còn tồn tại mối quan hệ tình cảm và rất nhiều mối quan hệ khác. Để công nhân làm việc có năng suất cao, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của công nhân, phải thực hiện đúng theo BLLĐ với công nhân. Bên cạnh đó cán bộ quản lý trong doanh nghiệp còn phải quan tâm sâu sắc tới đời sống
của công nhân, thường xuyên thăm hỏi động viên, tạo động lực để họ hăng say lao động. Thái độ của nhà quản lý doanh nghiệp với công nhân trong giờ làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động của công nhân. Nhà quản lý của doanh nghiệp thân thiện, thoải mái, tận tình hướng dẫn, chỉ đạo công nhân làm việc sẽ giúp cho công nhân làm việc có hiệu quả và tạo ra năng suất cao. Khi công nhân trong doanh nghiệp được tự do thoải mái họ sẽ tự chủ trong công việc và phát triển khả năng sáng tạo của mình.
Bảng 2.15: Đánh giá của cán bộ quản lý và công nhân doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP về thái độ của nhà quản lý với năng suất lao động của
công nhân(%)
STT Mức độ Doanh nghiệp ĐP Doanh nghiệp NGT
Công nhân Cán bộ Công nhân Cán bộ
1 Rất quan trọng 65.5 8.3 65.6 17.9
2 Quan trọng 22.4 31.3 18.4 30.8
3 Ít quan trọng 6.0 35.4 11.2 41.0
4 Không quan trọng 6.1 25.0 4.8 10.3
Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0
(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Có một số lượng lớn công nhân trong hai doanh nghiệp cho rằng, thái độ của
nhà quản lý “rất quan trọng” và “quan trọng” với năng suất lao động của công
nhân, ngược lại có một số lượng lớn cán bộ quản lý trong 2 doanh nghiệp lại cho
rằng thái độ của cán bộ quản lý “ít quan trọng” và “không quan trọng” tới năng suất
lao động của công nhân. Có sự khác nhau lớn trong cách đánh giá của cán bộ quản lý ở hai doanh nghiệp, 25% số cán bộ quản lý ở doanh nghiệp ĐP cho rằng thái độ của
nhà quản lý“không quan trọng” với năng suất lao động của công nhân, trong khi đó
tỷ lệ đánh giá này của cán bộ quản lý ở doanh nghiệp NGT là 10.3%. Tỷ lệ cán bộ
với năng suất lao động của công nhân lại cao hơn nhiều so với cán bộ quản lý của doanh nghiệp ĐP (17.9% so với 8.3%).
Với kết quả khảo sát như trên, có đủ bằng chứng để khẳng định công nhân trong cả hai doanh nghiệp đều đánh giá thái độ của nhà quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động của công nhân, nhưng cán bộ quản lý trong cả hai doanh nghiệp chủ yếu lại cho rằng thái độ của họ ít quan trọng hoặc không quan trọng với năng suất lao động của công nhân. Không có sự khác nhau nhiều về đánh giá của công nhân giữa hai doanh nghiệp nhưng có sự khác biệt lớn trong đánh giá của cán bộ quản lý giữa hai doanh nghiệp về thái độ của nhà quản lý với năng suất lao động của công nhân.
Khi hỏi về vấn đề này, một cán bộ quản lý cho rằng:“… Trong quá trình sản
xuất, cán bộ quản lý phải nghiêm khắc và sát sao với công nhân, cán bộ quản lý thoải mái với công nhân sẽ tạo điều kiện để công nhân ỉ lại, làm việc không có hiệu quả”(nam, 42 tuổi, quê Hải Phòng, quản đốc xưởng, doanh nghiệp ĐP). Trong
doanh nghiệp ĐP, sự gắn bó giữa nhà quản lý và công nhân chưa có sự gắn bó chặt chẽ, nhà quản lý chỉ quan tâm tới lợi ích của doanh nghiệp, họ cho rằng thoải mái với công nhân sẽ làm cho công nhân lười làm việc và năng suất lao động sẽ không cao. Mặt khác trong tất cả các lĩnh vực nhà quản lý trong doanh nghiệp tư nhân đều ít có sự thân thiện gần gũi với công nhân, họ chưa hiểu sâu sắc tâm lý của người lao động. Vì vậy nhà quản lý trong doanh nghiệp tư nhân có sự đánh giá chưa đúng về thái độ của nhà quan lý với năng suất lao động của công nhân. Trong doanh nghiệp nhà nước, quan hệ giữa nhà quản lý và công nhân có sự gắn bó chặt chẽ, cán bộ và công nhân gần gũi, thân mật hơn, họ hiểu nhau sâu sắc hơn nên đánh giá của cán bộ quản lý về thái độ của cán bộ quản lý với năng suất lao động của công nhân đúng đắn hơn.
Trong quá trình sản xuất, thái độ tận tình, hòa nhã của cán bộ quản lý sẽ làm
cho công nhân cảm nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của nhà quản lý đối với mình, người công nhân cũng sẽ nhiệt tình làm việc và có trách nhiệm với công việc hơn,
tạo ra năng suất cao hơn. Công nhân là người trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp nên yếu tố nào tác động lớn nhất đến năng suất lao động của họ thì bản thân họ sẽ là người hiểu rõ nhất, mặt khác, người công nhân chủ yếu có xuất thân từ nông thôn nên mọi ứng xử của họ đều thiên về tình cảm, sự quan tâm chia sẻ của cán bộ quản lý có ảnh hưởng rất lớn tới thái độ và năng suất lao động của họ. Vì vậy có một số lượng lớn công nhân trong cả hai doanh nghiệp cho rằng thái độ của nhà quản
lý “rất quan trọng” và “quan trọng” với năng suất lao động của công nhân. Trao đổi về vấn đề này, một công nhân cho biết:“… Hôm nào cán bộ quản lý thoải mái
vui vẻ, có những hành động, cử chỉ thái độ thân thiện quan tâm tới công nhân, ngày hôm đó anh em công nhân làm việc cũng rất vui, mọi người rất phấn khởi, năng suất lao động rất cao. Nếu hôm nào cán bộ quản lý gắt gỏng, khó tính, chúng tôi thấy chán lắm, không muốn làm gì cả.”(nam, 30 tuổi, quê Hưng Yên, xưởng gò hàn, DNĐP).
Những người công nhân xuất thân từ nông thôn họ quen sống trong sự bao bọc của tình cảm làng xóm láng giềng nên thái độ tình cảm của nhà quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và thái độ làm việc của họ. Nhà quản lý trong các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ hơn đặc điểm tính cách của người công nhân để có những ứng xử phù hợp, góp phần giải quyết những bất hòa đang tồn tại giữa nhà quản lý và công nhân, nâng cao năng suất lao động của công nhân, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, chưa có cách quản lý khoa học, chưa đi sâu vào tìm hiểu tâm lý của người lao động. Cán bộ quản lý chỉ quan tâm xem công nhân làm ra được bao nhiêu sản lượng, họ có tuân thủ các quy định của doanh nghiệp không. Đây là hạn chế về chất lượng đào tạo cán bộ quản lý của nền giáo dục Việt Nam, nó đào tạo ra đội ngũ những nhà quản lý chưa thực sự có đủ phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn mà xã hội yêu cầu.
Biểu đồ 2.9: Đánh giá của công nhân doanh nghiệp NGT và doanh nghiệp ĐP về thái độ của nhà quản lý với công nhân trong giờ làm việc(%)
Caramer’V= 0.308; P = 0.000 (Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Đánh giá đúng tầm quan trọng thái độ của nhà quản lý doanh nghiệp với năng suất lao động của công nhân, sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp có thái độ phù hợp với công nhân trong giờ làm việc. Có 14.7% công nhân doanh nghiệp NGT và 1.6%
công nhân doanh nghiệp ĐP cho rằng thái độ của nhà quản lý doanh nghiệp“rất thân
thiện”với công nhân trong giờ làm việc, 20.7% công nhân doanh nghiệp NGT và
9.6% công nhân doanh nghiệp ĐP cho rằng thái độ của nhà quản lý doanh nghiệp
“thân thiện” với công nhân trong giờ làm việc. Ngược lạị đánh giá của công nhân
doanh nghiệp ĐP về thái độ của nhà quản lý doanh nghiệp“không thân thiện” với
công nhân trong giờ làm việc có tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với đánh giá của công nhân doanh nghiệp NGT(56.0% và 42.1%). Với hệ số tương quan Caramer’V = 0.308, chứng tỏ đánh giá về thái độ của nhà quản lý với công nhân trong giờ làm việc của công nhân doanh nghiệp ĐP có sự khác biệt rõ rệt với đánh giá của công nhân doanh nghiệp NGT. P = 0.000, dữ liệu mẫu cung cấp bằng chứng để khẳng định thái độ của cán bộ quản lý ở doanh nghiệp NGT có sự thân thiện, hòa nhã với công nhân hơn cán bộ quản lý ở doanh nghiệp ĐP. Thái độ của nhà quản lý doanh
Tỷ lệ (%) DNNGT
DNDP
Không thân thiện Ít thân thiện Thân thiện Rất thân thiện 60.0% 50.0% 40.0% 30.0% 20.0% 10.0% 0.0%
nghiệp là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động và thái độ làm việc của công nhân. Thái độ của nhà quản lý doanh nghiệp thân thiện, thoải mái với công nhân, sẽ là động lực để công nhân phát huy hết khả năng lao động của mình. Vì vậy cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp cần có thái độ thân thiện với công nhân trong giờ làm việc, có như vậy công nhân mới tạo ra năng suất cao, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cho toàn xã hội.
Trong giờ làm việc, bộ phận cán bộ quản lý doanh nghiệp mà công nhân tiếp xúc nhiều nhất là cán bộ Quản đốc và Trợ lý của Quản đốc. Vì vậy thái độ của bộ phận cán bộ Quản đốc phân xưởng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động của công nhân. Bộ phận cán bộ cấp trên trong doanh nghiệp rất ít tiếp xúc với công nhân, thỉnh thoảng họ mới xuống xưởng thăm quan và động viên công nhân làm việc. Trong doanh nghiệp NGT, công nhân cho biết họ hiếm khi thấy Giám đốc xuống xưởng thăm công nhân làm việc, chỉ có Phó Giám đốc sản xuất thường xuyên xuống xưởng để chỉ đạo và quan sát công nhân làm việc. Trong doanh nghiệp ĐP, cán bộ quản lý cấp trên thường xuyên xuống xưởng sản xuất hơn, họ quan tâm tới hoạt động sản xuất nhiều hơn và cũng có thái độ nghiêm khắc, gay gắt với công nhân hơn. Do doanh nghiệp NGT còn nằm trong sự quản lý của nhà nước nên hoạt động của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp NGT còn trì trệ, chưa nhiệt tình trong việc lãnh đạo chỉ đạo bộ phận cấp dưới thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là hạn chế còn tồn tại trong nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện nay, các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những cán bộ doanh nghiệp còn mang tư tưởng quan liêu, cậy chức cậy quyền, không làm hết trách nhiệm được giao.
Người công nhân vốn xuất thân từ nông thôn, họ luôn coi trọng tình cảm và tôn trọng người quản lý của mình, họ rất mong muốn quan hệ giữa họ và nhà quản lý trở nên thân thiện, thoải mái để họ có tinh thần làm việc tốt. Trong giờ làm việc họ luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà cán bộ quản lý giao cho mình, không giám có thái độ chống đối lại nhà quản lý của mình. Những cán bộ quản lý thân thiện, thoái
mái với công nhân, chỉ bảo tận tình khi công nhân gặp khó khăn trong công việc thì cán bộ quản lý đó luôn được người công nhân tôn trọng và họ sẵn sàng tuân thủ sự
chỉ đạo của người cán bộ đó. Một công nhân cho biết “… Có khi chúng tôi nhận
được bộ phận cán bộ quản lý tốt, thân mật nhiệt tình chỉ bảo công nhân, tôn trọng công nhân, lắng nghe ý kiến của công nhân. Thái độ của những người cán bộ này làm chúng tôi rất phấn khởi, rất nhiệt tình làm việc. Cũng có những giai đoạn chúng tôi nhận được sự quản lý của bộ phận cán bộ quản lý khác, thái độ của họ làm chúng tôi rất khó chịu, có nhiều người vì chán không muốn làm việc cán bộ quản lý như vậy mà nghỉ việc”(nam, 29 tuổi, quê Hải Dương, doanh nghiệp ĐP).
Trong các doanh nghiệp hiện nay còn tồn tại không ít cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức chưa tốt, trình độ quản lý còn non kém nên bộ phận cán bộ quản lý này còn có cách ứng xử chưa hợp lý, gây tâm lý ức chế cho công nhân. Nhiều công nhân chia sẻ rằng, họ có thể bị nhà quản lý doanh nghiệp mắng chửi bất cứ lúc nào nếu họ mắc lỗi, vì vậy công nhân phải tìm các biện pháp chống đối lại nhà quản lý của mình như: Làm việc không nhiệt tình, nghỉ việc không lý do, chuyển tới công ty khác…Những công nhân có hành động chống đối lại cán bộ quản lý doanh nghiệp thường bị cán bộ quản lý có những hành động trù dập như: Không nâng lương, cắt các khoản thưởng, bố trí cho làm những công việc không phù hợp với khả năng... Trong hai doanh nghiệp nghiên cứu, hiện tượng trên đây đều xuất hiện, nhưng trong doanh nghiệp nhà nước hiện tượng này ít hơn. Thái độ của nhà quản lý trong doanh nghiệp NGT thân thiện hơn nên quan hệ giữa họ và công nhân trong giờ làm việc cũng bình đẳng hơn. Mặt khác thái độ của cán bộ quản lý của doanh nghiệp NGT với công nhân cũng được giám sát, kiểm tra chặt chẽ hơn, nên ít xảy ra tình trạng vi phạm. Trong doanh nghiệp ĐP cán bộ quản lý cấp trên chỉ quan tâm tới tiến độ sản xuất, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, còn thái độ và cách ứng xử của cán bộ quản lý cấp dưới với tầng lớp công nhân ít được quan tâm. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, chủ doanh nghiệp phải chỉ đạo bộ phận cán bộ quản lý cấp dưới có thái độ thân thiện với công nhân trong quá trình làm việc, chỉ bảo tận tình những
khúc mắc trong công việc với lực lượng công nhân. Mỗi doanh nghiệp phải có chế độ xử phạt thích đáng với những trường hợp cán bộ quản lý có hành động và lời nói thô bạo xúc phạm đến công nhân, trù dập công nhân trong quá trình làm việc. Mỗi doanh nghiệp phải tạo cho doanh nghiệp mình một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với đặc điểm văn hóa của người Việt Nam, có như vậy quan hệ giữa cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân mới tốt đẹp, doanh nghiệp mới phát triển vững mạnh và ổn định.
Như vậy, trong giờ làm việc nhà quản lý và công nhân trong doanh nghiệp nhà nước thân thiện, cởi mở với nhau hơn trong doanh nghiệp tư nhân. Thái độ của nhà quản lý có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động của công nhân, nhà quản lý trong các doanh nghiệp cần cởi mở, thân thiện với công nhân nhiều hơn trong giờ làm việc.
2.3.2. Sự quan tâm lẫn nhau của nhà quản lý và công nhân ngoài giờ làm việc
Môi trường làm việc thân thiện có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Người chủ sở hữu doanh nghiệp tài giỏi là người phải biết kết hợp giữa chiến lược kinh tế và cách quản lý con người trong doanh nghiệp của mình. Sự đồng tâm đồng lòng giữa nhà quản lý doanh nghiệp và công nhân tạo lên một sức mạnh vô biên giúp doanh nghiệp vượt qua được mọi khó khăn thử thách. Doanh nghiệp muốn có được sức mạnh đó thì trước hết những nhà quản lý doanh nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc chia sẻ, tạo sự thân thiện với công nhân. Nếu giữa nhà quản lý doanh nghiệp và công nhân có một khoảng cách càng gần thì doanh nghiệp đó càng phát triển mạnh.
Có sự khác nhau về mức độ tiếp xúc ngoài giờ làm việc của công nhân với nhà quản lý ở hai doanh nghiệp. Công nhân trong doanh nghiệp NGT tiếp xúc với cán bộ
quản lý doanh nghiệp chủ yếu ở mức “5 - 7 lần” chiếm 38.8% và “nhiều hơn”
chiếm 30.2%, ở doanh nghiệp ĐP tỷ lệ này là 20% và 4.0%. Với Caramer’V = 0.477, chứng tỏ mức độ tiếp xúc ngoài giờ làm việc của công nhân với nhà quản lý
trong 1 tháng ở doanh nghiệp NGT có sự khác biệt rõ rệt với doanh nghiệp ĐP. P =