Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của công chức, viên chức đối với tổ chức như đã trình bày ở phần trên. Các thang đo và bảng câu hỏi sơ bộ được xây dựng với 42 mục hỏi. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo kết quả là tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố thì có một biến quan quan không phù hợp và bị loại khỏi
thang đo. Kết quả phân tích nhân tố đã rút ra 7 nhân tố mới, trong đó hai nhân tố Cơ
hội thăng tiến và mối quan hệ với cấp trên được gộp thành một nhân tố, do đặc điểm quan hệ cấp trên có ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến nên tác giả đã đặt tên cho nhân tố
mới này là Cơ hội thăng tiến.
Kết quả phân tích hồi quy đã xác định được mức độ gắn bó của công chức, viên chức chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: (1) Lương, thưởng và các chính sách đãi ngộ, (2) Cơ hội thăng tiến, (3) cảm nhận về sự phát triển bền vững của tổ chức. Trong đó, nhân tố cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự gắn bó của công chức, viên chức
với trọng số 0.398. Tiếp theo là nhân tố cảm nhận về sự phát triển bền vững của tổ
chức, nhân tố này cũng có tác động đến sự gắn bó không kém phần quan trọng, với
trọng số 0.310. Đây là biến mới mà tác giả đã đưa vào mô hình nghiên cứu và đã chứng minh được tác động một cách có ý nghĩa thống kê của nó đến sự gắn bó. Cuối
cùng là nhân tố lương, thưởng và các chính sách đãi ngộ cũng có ảnh hưởng đến sự
gắn bó với trọng số 0.253. Để duy trì được người lao động gắn bó tổ chức thì chính sách lương bổng là điều kiện cơ bản đầu tiên, cuộc sống của người lao động được đảm bảo thì mức độ gắn bó của họ mới cao.
Việc kiểm định sự khác biệt giữa các biến nhân khẩu học bằng phương pháp phân tích ANOVA nhằm xác định xem có sự khác biệt nào trong mức độ gắn bó giữa các nhóm công chức, viên chức khi phân chia theo từng yếu tố nhân khẩu học và kết
quả thu được như sau: Về giới tính không có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với mức
độ gắn bó; về tuổi có sự khác biệt giữa các nhóm có độ tuổi khác nhau thì mức độ gắn
bó khác nhau; về lĩnh vực công tác có sự khác biệt giữa các lĩnh vực công tác khác
nhau mức độ gắn bó sẽ khác nhau; về vị trí công tác, ở các vị trí công tác khác nhau sẽ
có mức độ gắn bó khác nhau; về số năm công tác cũng có sự khác biệt giữa các nhóm
độ học vấn những người có trình độ khác nhau sẽ có mức độ gắn bó khác nhau; về thu nhập trung bình/tháng nhóm người có mức thu nhập khác nhau sẽ có mức độ gắn bó khác nhau.