tâm điện Phú Mỹ có đủ khả năng cung cấp cho địa phương và các tỉnh lân cận. Hầu hết các đánh giá của doanh nghiệp và người dân về hệ thống điện của địa phương ở mức khá tốt. Chỉ có một điểm đáng lưu ý đối với huyện Côn Đảo khi nguồn cung điện chưa thể đáp ứng được với nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là khi Côn Đảo đã được quy hoạch trở thành khu kinh tế. Nơi này sử dụng điện diezel từ nhà máy phát điện trung tâm và nhà máy điện An Hội với tổng công suất thiết kế hơn 4.7MV nhưng công suất khả dụng chỉ đạt 3 MW, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nước đá phục vụ đánh bắt hải sản, mỗi năm ngân sách bù lỗ hàng chục tỷ đồng.
Tựu chung lại, đối với các địa phương có mức độ hội nhập cao, hệ thống cơ sở hạ tầng điện, nước đều được đảm bảo, song với nhu cầu ngày càng lớn và những đòi hỏi bức thiết trong việc đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống thì các địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa, đặc biệt là khai thác tiềm năng của địa phương (như tại Côn Đảo là nguồn năng lượng từ gió).
Đánh giá của người dân và doanh nghiệp về hạ tầng giao thông, viễn thông và hạ tầng khác
Nhìn chung, người dân và doanh nghiệp của các địa phương trong nhóm đối sánh đều có đánh giá khả quan về hệ thống giao thông đường bộ, hạ tầng viễn thông, các dịch vụ công cộng (bao gồm phương tiện vận tải công cộng).
Người dân và doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu đánh giá cao dịch vụ viễn thông (điện thoại cố định, di động và Internet) trong khi người dân và doanh nghiệp Hải Phòng đánh
giá tốt hơn phương tiện vận tải công cộng và mạng lưới ATM tại địa phương. Doanh nghiệp Tp Hồ Chí Minh thì cho rằng chất lượng đường giao thông của địa phương là khá tốt trong khi người dân thì thiên về hệ thống bảng chỉ dẫn giao thông.
Hình 49 Đánh giá về hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương