trình (2) tính thuận tiện trong lưu thông bao gồm: hệ thống biển báo, chỉ dẫn; số lượng trạm thu phí; hệ thống ánh sáng; hệ thống liên lạc khẩn cấp; dịch vụ sửa chữa và thay thế,..(3) mức độ cạnh tranh không gian giao thông.
Giao thông đường thuỷ/ hàng hải
Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải và cảng Đình Vũ – Cát Hải, hiện tại, là hai cửa ngõ giao thương chính của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Trong đó, dầu thô vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 2010 và 2011 chứng kiến sự tăng mạnh của hàng thô và hàng container đi qua tỉnh để xuất ra thị trường nước ngoài, phổ biến là điều, cao su thô, café, gạo và một số các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam.
Mặc dù được coi là tiềm năng phát triển cảng biển của Việt Nam, song khi hiện trạng của cụm cảng Cái Mép – Thị gần như không khai thác hết công suất, mà lý do đến từ: (1) tình trạng ngưng tuyến của các hãng tàu đang khai thác tuyến đường từ Cái Mép – Châu Âu, Cái Mép – Los Angles, Cái Mép – Seattle bởi xu hướng tái cấu trúc các hãng tàu, đặc biệt là cắt giảm hoạt động của tàu mẹ, để giảm chi phí duy trì cho hãng (2) thời điểm suy thoái kinh tế khiến cho lượng hàng hoá thông qua đây giảm mạnh do nhu cầu của thị trường xuất khẩu – nhập khẩu giảm. Điều này dẫn đến một vòng luẩn quẩn của việc tăng giá vận tải container vì lượng hàng không đủ, khiến cho hàng hoá Việt Nam vừa phải chịu giá đắt hơn hàng Trung Quốc vừa có thời gian giao hàng chậm hơn. (3) Việc di dời cảng ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh còn chậm hơn so với kế hoạch, khiến cho hoạt động của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải ở mức cầm chừng kể từ khi hoàn thiện xong phần xây dựng hạ tầng.
Hình 45 Vị trí di chuyển cảng Tp Hồ Chí Minh