Hình 34 Đánh giá về thách thức và nhu cầu phát triển của du khách

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2013 (Trang 57)

chưa nhắc đến, đó là “Đến Bà Rịa – Vũng Tàu vì điều gì?”, hay ở một nghĩa khác, là “Thương hiệu du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu là gì?”. Thực chất, các kết quả và đánh giá về du lịch của tỉnh đều khá tốt trên các góc cạnh, nhưng để chọn góc cạnh nào trở thành điểm đặc sắc, nổi bật của địa phương mình thì thực sự, Bà Rịa – Vũng Tàu chưa có điều đó. Hơn nữa, mối lo ngại về ô nhiễm nước biển và nước sông do hoạt động khai thác cảng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ đặt ra bài toán về phát triển du lịch bền vững của tỉnh, tương tự như trường hợp cảng Bãi Cháy, cảng Cái Lân của Quảng Ninh khi nằm trong khu vực ảnh hưởng đến Vịnh Hạ Long. Cậu chuyện gần đây về tình hình casino hóa các dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn 4 tỷ đô thì được phép có hạng mục casino (ngoài máy chơi bài thì có bàn chia bài sống), tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là địa phương đầu tiên dự án Hotram Strip đã thực hiện xong giai đoạn 1 và có cơ hội trở thành địa phương đi đầu trên cả nước về mô hình du lịch casino cho thu hút du khách. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp vượt trội để người Việt Nam cũng có thể tham gia vào chơi trong casino thì thu hút thuần túy du khách nước ngoài là điều bất khả thi. Việc người Việt Nam vào chơi sẽ vi phạm hiến pháp, luật hình sự và dân sự, do đó, rất cần một cơ chế đặc thù nếu không không chỉ dự án Hotram Strip mà các dự án casino khác cũng khó có thể đạt được sự thành công. Có thể Bà Rịa – Vũng Tàu nên học tập mô hình Genting Malaysia để đưa ra việc hợp tác Công – Tư trong chia sẻ lợi nhuận từ việc cho phép mô hình khai thác này được vận hành trong Đặc khu đặc thù ngoài pháp luật để

Trụ cột Con người

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2013 (Trang 57)