Hình 45 Vị trí di chuyển cảng Tp Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2013 (Trang 70)

lý của Cảng vụ Bà Rịa – Vũng Tàu đang nảy sinh vấn đề khá nghiêm trọng là tình trạng an toàn giao thông. Trải dài hơn 70km đường biển Bà Rịa – Vũng Tàu và hơn 110 km đường biển huyện Côn Đảo, lượng người và phương tiện hàng hoá đi qua khu vực này lên tới hàng ngàn lượt một ngày, hơn 2000 tàu đánh bắt xa bờ, hàng nghìn ghe thuyền nhỏ đi lại khiến cho việc quản lý và giám sát trên biển ngày càng khó khăn hơn. Mật độ và tần suất của tai nạn tàu chìm, tàu cháy, tàu bị va quệt hỏng tăng nhanh, cụ thể, chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2013 đã xảy ra 131 vụ làm 62 người chết, 26 người mất tích, 21 người bị

thương, 28 phương tiện bị chìm, 2 phương tiện bị cháy và 16 phương tiện bị hư hỏng. Đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn chìm tàu cá của Tiền Giang do va chạm với tàu SimaSaphire (quốc tịch Singapore) đang trên lộ trình di chuyển đi Malaysia và tai nạn chìm tàu container Eleni (quốc tịch Marshall) do đâm vào tàu Heung-A Dragon (quốc tịch Hàn Quốc). Chưa kể tới một số các vụ va chạm giữa tàu chở hàng với tàu cá, tàu chở hàng với tàu cánh ngầm,…cùng công tác cứu hộ tàu biển còn chậm trễ, ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh chuyên nghiệp của cảng Bà Rịa – Vũng Tàu tới doanh nghiệp và các nhà đầu tư, xuất khẩu trong và ngoài nước.

Cơ sở hạ tầng Viễn thông

Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương là hai địa phương có sự đồng đều trong tăng trưởng bình quân dịch vụ viễn thông, cho thấy, sự phát triển đều đặn và nhu cầu tương đối ổn định của người dân, doanh nghiệp tại 2 địa phương này. Trong khi đó, Tp Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Bình Phước có tỷ lệ tăng trưởng thuê bao di động tăng vọt, hàm ý về sức nóng thị trường cũng như thói quen sử dụng nhiều sim điện thoại trong hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Hình 46 Tỷ lệ tăng trưởng bình quân cơ sở hạ tầng viễn thông

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2013 (Trang 70)