Hình 7 Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu 2 giai đoạn 2005 - 2009 và 2007- 2011

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2013 (Trang 34)

Chịu tác động của suy thoái kinh tế song tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn tăng trong khi Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng gần như không thay đổi. Đáng chú ý là trong bối cảnh kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng tiêu dùng của địa phương giảm sút mà lượng hàng tiêu dùng của địa phương vẫn tăng, thì từ đây có thể đưa đến 3 chú ý:

(1)Người tiêu dùng của địa phương đã và đang lựa chọn nhiều mặt hàng nội địa (sản xuất tại địa phương hoặc sản xuất tại địa phương khác) với chi phí rẻ hơn nhằm mục đích tiết kiệm chi tiêu.

(2)Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có được những kết quả đáng ghi nhận, tạo nên những thay đổi trong hành vi mua sắm của người dân địa phương.

(3)Chất lượng của hạ tầng phân phối thương mại như Chợ, Siêu thị, Cửa hàng bình dân, Trung tâm thương mại, …đã được người tiêu dùng đánh giá tốt hơn khi có khả năng cung cấp sự đa dạng của các mặt hàng đáp ứng với nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng; đồng

thời, có thể đảm bảo trong một chừng mực chất lượng của sản phẩm được phân phối tại địa phương.

Hình 8 Trung bình tăng trưởng tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy dấu hiệu về tiềm năng khai thác của hệ thống phân phối tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và Bình Phước tốt hơn so với các địa phương còn lại. Trong đó, doanh thu bán lẻ trung bình thu được từ các kênh phân phối của Bình Dương cao nhất, tiếp đến là Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Phước. Doanh thu bán lẻ trung bình thu được nhờ tác động của các chương trình xúc tiến thương mại địa phương như Đồng Nai, Hải Phòng, Long An, Tiền Giang lại phát huy tác dụng hơn.

Hình 9 Tỷ trọng trung bình doanh thu bán lẻ thu được từ kênh phân phối và chương trình XTTM

Phản ứng đối với lạm phát

Thay đổi hành vi mua sắm

là phản ứng phổ biến của đa số người dân ở các địa phương. Trì hoãn mua để tiết kiệm chi phí và Chỉ mua khi muốn là những phản ứng có mức độ lựa chọn tiếp theo.

Phản ứng của người dân Bà Rịa – Vũng Tàu không thật sự rõ nét như người dân của Tp Hồ Chí Minh (thay đổi nhãn hiệu hàng hoá, mua ít hơn) hoặc Bình Dương (chỉ mua thứ thật sự muốn), Bình Phước (trì hoãn mua).

Hình 10 Phản ứng của người dân với lạm phát

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2013 (Trang 34)