Các phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về công tác đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 52)

Để thực hiện nghiên cứu chính thức cho luận văn này tác giả sử dụng các phương pháp phân tích sau:

xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998, 111) cũng khuyên bạn đọc như sau: nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0,75

(2)

400 SV hệ cao đẳng chính quy năm cuối là những SV đã có thời gian học tập tại trường lâu nhất và có thời gian sử dụng dịch vụ đào tạo của trường nhiều nhất. Vì vậy, ý kiến đánh giá của họ là phù hợp để sử dụng cho nghiên cứu.

43

2.3.3.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho phép loại bỏ các biến không phù hợp và bỏ các biến rác để hoàn chỉnh bảng câu hỏi cho các nghiên cứu tiếp theo. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được.

2.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá độ giá trị của thang đo (Nguyễn Công Khanh, 2005).

Phân tích EFA sử dụng phương pháp Principal axis factoring với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue ≥ 1 được sử dụng. Trong quá trình phân tích EFA các item, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là các item phải có trọng số nhân tố (Factor loading) > 0,5, tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1998 dẫn theo Trần Thị Kim Loan, 2009), hệ số của phép thử KMO (Kaiser - Meyer - Olkin of Sampling Adeqacy) > 0,5 và phép thử Bartlett phải có mức ý nghĩa < 0,05 (Hair  ctg, 2006 dẫn theo Lê Văn Huy, 2009) . 2.3.3.3. Phân tích hồi quy bội

Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy bội để dự đoán cường độ tác động của các yếu tố về công tác tổ chức, dịch vụ đào tạo ảnh hưởng hưởng đến sự hài lòng chung của SV tại Trường CĐ. KT - KT KG.

Mô hình hồi quy được thể hiện như sau:

F = β0 + β1F1 + β2F2 + β3F3 + … + βkFk + i Trong đó: F: biến phụ thuộc F1,F2, F3,...Fk: các biến độc lập β0: hằng số β1, β2, β3 ,....βk: các hệ số hồi quy i

 : thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu

Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc là yếu tố “sự hài lòng” của SV và các biến độc lập là các yếu tố tác động đến sự hài lòng được rút ra từ quá trình phân tích EFA.

44

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chương này sẽ trình bày kết quả kiểm định mô hình thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đã đưa ra.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về công tác đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)