Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài này dựa vào lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng, chất lượng đào tạo, nội dung và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học. Mặt khác, tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu của Tiểu ban dự án giáo dục TP. HCM (2004) và của hai tác giả Trần Xuân Kiên (2009) và Lê Đức Tâm (2012) cùng với phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học
35
(theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học) ban hành kèm theo Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của SV về công tác đào tạo tại Trường CĐ. KT KT KG
SHL = β0 + β1*CS + β2*GV + β3*PK + β4*CT + β5*QT + e
Trong đó:
SHL: Sự hài lòng của SVvề công tác đào tạo, CS: Cơ sở vật chất,
GV: Đội ngũ giáo viên,
PK: Công tác phục vụ của các phòng chức năng, CT: Chương trình đào tạo,
QT: Sự quan tâm của nhà trường, e: sai số của mô hình,
β0: hệ số tự do,
β1, β2, β3, β4, β5: hệ số hồi quy đứng trước các biến số tương ứng. Đội ngũ giáo viên
Công tác phục vụ của các
phòng chức năng Sự hài lòng của SV
Sự quan tâm của nhà trường Cơ sở vật chất
H1
H2
H3
H4
Chương trình đào tạo
36 2.3. Qui trình và phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Qui trình nghiên cứu
Sau khi đã tìm hiểu các lý thuyết liên quan, qui trình nghiên cứu bao gồm hai bước chính. Bước 1: nghiên cứu sơ bộ, được thực hiện thông qua thảo luận nhóm để rút ra các yếu tố mà SV quan tâm nhiều nhất về công tác tổ chức, phục vụ đào tạo của trường, sau đó tác giả khảo sát 50 mẫu để đánh giá sơ bộ thang đo. Bước 2: nghiên cứu chính thức để kiểm định thang đo và tìm ra mô hình nghiên cứu cho đề tài này. Thang đo được đánh giá sơ bộ qua 50 mẫu đã khảo sát và được phân tích qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó, tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức với thang đo Likert năm mức độ dùng để đo lường sự hài lòng của của SV, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để xác định mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố.
Toàn bộ qui trình nghiên cứu này được tóm tắt trong hình 2.3.
Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu
- Loại biến không có ý nghĩa
- Kiểm tra độ thích hợp của mô hình
- Loại các hệ số có tương quan biến tổng nhỏ
- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha
- Loại các biến có trọng số EFA nhỏ
- Kiểm tra các yếu tố trích được
- Kiểm tra phương sai trích
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu sơ bộ: Thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến chuyên gia
Nghiên cứu chính thức:
nghiên cứu định lượng Đánh giá độ tin cậy thang đo
Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Xây dựng thang đo nháp Thang đo chính thức
Phân tích hồi quy đa biến Thang đo hoàn chỉnh
- Cơ sở đề xuất các giải pháp
- Các giải phát nhằm nâng cáo sự hài lòng của
SV Đề xuất các giải pháp nhằm
37
Tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ qua hai bước. Bước thứ nhất, thông qua nghiên cứu định tính áp dụng phương pháp thảo luận nhóm với các SV và các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV nhằm xây dựng thang đo cho các khái niệm được nêu trong nghiên cứu. Sau đó thiết lập bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập số liệu. Đơn vị phân tích là Trường CĐ. KT-KT KG. Đối tượng nghiên cứu là SV cao đẳng khóa 4. Bước thứ hai trong nghiên cứu sơ bộ là dùng phương pháp định lượng, tiến hành thu thập dữ liệu mẫu để đánh giá sơ bộ thang đo và kiểm tra cách sử dụng ngôn ngữ trong bảng câu hỏi cũng như đánh giá sơ bộ các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Tác giả sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá sơ bộ thang đo với cỡ mẫu là 50.
Tác giả sử dụng phương pháp định lượng để tiến hành nghiên cứu chính thức thông qua việc phát phiếu câu hỏi để SV trả lời. Số lượng mẫu của nghiên cứu chính thức là 400 SV cao đẳng khóa 4.
Mục đích của nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu.
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo sự hài lòng của SV.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Kỹ thuật phỏng vấn trực diện và phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ SV Trường CĐ. KT - KT KG.
Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Mô hình hệ số tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach’s Alpha) và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết thông qua hệ số tương quan Pearson. Phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của SV.
38 2.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phân tầng được áp dụng để chọn mẫu tìm ra nhóm SV tiêu biểu cho tổng thể nghiên cứu. Các tiêu thức dùng để phân tầng là phân theo niên khóa (SV thuộc khóa cao đẳng K4) và được phân nhóm khác nhau theo chuyên khoa như Kinh tế, Xây dựng, Cơ khí, Công nghệ thông tin (CNTT). Lý do phân nhóm theo khoa vì SV thuộc các khoa khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau (tính dị biệt) như thời gian học, địa điểm học, môi trường cũng như điều kiện cơ sở vật chất khác nhau. Cụ thể: đối với Khoa Kinh tế thì SV học ở giảng đường, Khoa CNTT thì SV học ở phòng máy vi tính trong khi một số khoa khác như Khoa Xây dựng, Khoa Nông nghiệp thì SV phải học tại Cơ sở 2 (cách trường rất xa), Khoa Cơ khí SV phải học tại xưởng và thực tập ở các công ty bên ngoài,.... Tỷ lệ đại diện cho SV các khoa được chia theo lớp, do các phần tử trong cùng một lớp có tính đồng nhất cao và phần tử giữa các lớp có sự khác nhau đáng kể nên ta tính được tỷ trọng của từng lớp trong tổng thể sau đó tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên trong từng lớp theo tỷ lệ tương xứng với kích thước của từng khoa.
Căn cứ vào tiêu thức chuyên khoa cỡ mẫu được lựa chọn cho từng bộ phận như sau: Bảng 2.1. Số cỡ mẫu được lựa chọn theo khoa
Khoa Số lượng SV Cỡ mẫu Tỷ lệ
Kinh tế 1.042 229 57%
Xây dựng 378 83 21%
Cơ khí 186 41 10%
Công nghệ TT 216 47 12%
Tổng 1.822 400 100%
Nguồn: Thống kê số lượng SV - Phòng công tác HS, SV, năm 2013
2.3.2.2. Xây dựng thang đo nháp
Mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm giữa công tác tổ chức, dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của SV. Tác giả dựa vào mô hình nghiên cứu đã được xây dựng và kế thừa bộ thang đo của các tác giả Trần Xuân Kiên (2009), Lê Đức Tâm (2012) để làm thang đo nháp ban đầu. Cụ thể có 6 thang đo lường gồm: thang đo lường “Cơ sở vật chất”, thang đo lường “ Đội ngũ giáo viên", thang đo lường “Công tác phục vụ của các phòng chức năng”, thang đo lường “Sự quan tâm của nhà trường”, thang đo lường “Chương trình đào tạo”, thang đo lường “Sự hài lòng”
39
Bảng 2.2. Thang đo nháp Thang
đo Khái niệm Các biến quan sát Nguồn
Số lượng phòng học lý thuyết đủ, đảm bảo cho hoạt động học tập.
Mới bổ sung Phòng học lý thuyết được trang bị đầy đủ
máy chiếu, màn chiếu, âm thanh, ánh sáng.
Xưởng thực hành có đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho nhu cầu thực hành.
Thư viện có nguồn tài liệu tham khảo phong phú.
Thư viện có không gian, chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu học tập của SV.
Trang web của Nhà trường đa dạng, phong phú, được cập nhật thông tin thường xuyên.
Lê Đức Tâm (2012)
Ký túc xá nhà trường đáp ứng được nhu cầu của SV. Cơ sở vật chất Là năng lực phục vụ của cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ học tập của SV
Khuôn viên nhà trường rộng rải, thoáng mát.
Mới bổ sung Giáo viên có phương pháp truyền đạt tốt.
Giáo viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy. Giáo viên đảm bảo giờ lên lớp.
Giáo viên có thái độ luôn gần gũi và thân thiện với SV.
Giáo viên sẵn sàng chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm với SV.
Giáo viên sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá môn học.
Đội ngũ giáo viên
Bao gồm các phẩm chất của giáo viên, các hoạt động giảng
dạy và ngoài giảng dạy của giáo viên
Giáo viên đánh giá kết quả học tập công bằng đối với SV.
Lê Đức Tâm (2012)
40
Nhân viên nhà trường có trang phục lịch sự.
Nhân viên nhà trường sẵn lòng giúp đỡ SV.
Nhân viên nhà trường giải quyết công việc đúng hạn.
Nhân viên nhà trường lịch sự, hòa nhã với SV.
Nhân viên nhà trường luôn đáp ứng đúng yêu cầu của SV.
Công tác phục vụ của các phòng chức năng Là các hoạt động hành chính, thái độ phục vụ của nhân viên hành chính khi
giải quyết công việc
Nhân viên nhà trường có trình độ chuyên môn cao.
Lê Đức Tâm (2012)
Nhà trường luôn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng từng SV.
Nhà trường luôn lắng nghe các yêu cầu của SV.
Các khiếu nại của SV được nhà trường giải quyết thỏa đáng.
Nhà trường luôn quan tâm đến điều kiện học tập của SV. Sự quan tâm của nhà trường Là việc nhà trường quan tâm, tìm hiểu
tâm tư, nguyện vọng của SV và thực hiện các hoạt động của mình nhằm giúp đỡ SVtrong quá trình học tập và sinh hoạt
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của SV.
Trần Xuân
Kiên (2009)
Mục tiêu chương trình đào tạo rõ ràng. Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành phù hợp.
Nghành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội.
Cấu trúc chương trình linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của SV.
Nội dung chương trình có nhiều kiến thức mới được cập nhật.
Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành.
Chương trình đào tạo
Là kế hoạch đào tạo của từng ngành học
bao gồm nội dung kiến thức, thời lượng và trình tự các môn trong quá
trình học
Chương trình đào tạo được thiết kế có thể liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác.
Lê Đức Tâm (2012)
41
Bạn hài lòng với hoạt động giảng dạy của nhà trường.
Bạn hài lòng với hoạt động ngoài giảng dạy của nhà trường.
Bạn hài lòng với môi trường học tập, nghiên cứu của nhà trường.
Bạn cho rằng quyết định học tập tại trường là đúng đắn. Sự hài lòng của SV Là một phản ứng mang tính cảm xúc của SVđược tích lũy lại theo thời gian đáp lại chất lượng đào tạo mà
SV nhận được trong quá trình học tập Bạn sẵn sàng cổ động cho trường. Lê Đức Tâm (2012)
Sau khi xây dựng thang đo nháp ban đầu như bảng 2.2, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với SV là lớp trưởng của 7 lớp cao đẳng khóa 4 năm cuối thuộc các khoa Kinh tế, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Cơ khí, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia là các giáo viên hướng dẫn luận văn cũng như một số ý kiến của các Trưởng khoa, lãnh đạo nhà trường (nội dung thảo luận xem phụ lục 1).
Từ kết quả thảo luận nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia (phụ lục 2) tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo để hình thành nên thang đo sơ bộ như ở phụ lục 3.
2.3.2.3. Nghiên cứu sơ bộ
Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là những thang đo lường thực tế về công tác đào tạo của nhà trường, Vì vậy, các thang đo này sẽ được đánh giá độ tin cậy qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi độ tin cậy của hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến-tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Nếu các biến có trọng số Factor loading nhỏ hơn 0,5 trong nhân tố khám phá EFA sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp trích hệ số principal components với phép quay vuông góc varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có giá trị Eigenvalue bằng 1. Khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân tố từ 0,5(1) trở lên thang đo sẽ được chấp nhận.
(1)
Theo Hair & ctg (1998, 111), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc, Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance) . Factor loading > 0,3 được
42
Đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức nhằm mục đích hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi, loại bỏ các biến không phù hợp để hoàn chỉnh bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. 2.3.2.4. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn các SV cao đẳng khóa 4 (SV năm cuối).
Căn cứ vào lịch sinh hoạt chủ nhiệm của các lớp tại thời điểm điều tra và được sự nhiệt tình giúp đỡ của Giáo viên chủ nhiệm các khoa, tác giả đã tiến hành phát phiếu câu hỏi khảo sát đến SV thuộc các khoa nêu trên.
Sau khi thu thập các dữ liệu sẽ được mã hóa theo bảng 2.1 và được tiến hành nhập liệu trên phần mền SPSS để phân tích và làm sạch dữ liệu đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó sử dụng phương trình hồi quy đa biến để phân tích các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về công tác đào tạo tác động đến sự hài lòng của SV để đưa ra kết luận và đề nghị, đồng thời kiểm định lại mô hình đã đề xuất cũng như các lý thuyết đã nêu ra.
2.3.2.5. Phương pháp chọn mẫu
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu định mức với kích thước n = 400, dựa vào qui tắt kinh nghiệm (Bollen,1989) số lượng mỗi biến quan sát yêu cầu thu thập tối thiểu 5 mẫu. Nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu là n = 185 (37 x 5) vì nghiên cứu này có 37 biến quan sát, tuy nhiên tác giả chọn kích thước mẫu nghiên cứu chính thức là n = 400 để tăng tính chính xác trong phân tích và ước lượng.
Kích thước mẫu sẽ được chọn là 400 SV năm cuối chiến tỷ trọng 18,1% trong tổng số SV chính qui của nhà trường(2).
2.3.3. Các phương pháp phân tích
Để thực hiện nghiên cứu chính thức cho luận văn này tác giả sử dụng các phương pháp phân tích sau:
xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998, 111) cũng khuyên bạn đọc như sau: nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0,75
(2)
400 SV hệ cao đẳng chính quy năm cuối là những SV đã có thời gian học tập tại trường lâu nhất và có thời