Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về công tác đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 33)

Trần Xuân Kiên (2008) “Đánh giá sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên”

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá sự hài lòng của SV về dịch vụ của nhà trường, đo lường sự tác động của các yếu tố chất lượng đào tạo đến sự hài lòng của SV, đo lường sự phân bố khác biệt của các yếu tố chất lượng đào tạo và đo lường sự hài lòng của SV theo các yếu tố nhân khẩu học. Kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường ĐH. Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

24

Nghiên cứu sơ bộ áp dụng phương pháp định tính dùng kỹ thuật thảo luận nhóm để khám phá bổ xung mô hình và câu hỏi nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức dùng phương pháp định lượng sử dụng các kỹ thuật điều tra khảo sát, nghiên cứu tài liệu, lấy ý kiến chuyên gia và phương pháp thống kê toán học.

Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo Trường ĐH. Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy 5 yếu tố đều tác động đến sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo được sắp xếp theo thứ tự: (1) SV hài lòng về sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ và giáo viên ở mức Beta = 0,274, (2) SV hài lòng về khả năng thực hiện cam kết ở mức Beta = 0,239, (3) SV hài lòng về cơ sở vật chất ở mức Beta = 0,224, (4) SV hài lòng về đội ngũ giáo viên ở mức Beta = 0,221, (5) SV hài lòng về sự quan tâm của nhà trường ở mức Beta = 0,152

Nhìn chung, đề tài trên đạt được mục đích xác định các thành phần tác động vào sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo của Trường ĐH. Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, xây dựng và đánh giá được các thang đo lường các thành phần và sự tác động của các thành phần vào sự hài lòng của SV. Các thang đo lường đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép và kết quả cho thấy các thành phần nêu trên đều có tác động đến chất lượng đào tạo.

Đội ngũ giáo viên Sự hài lòng của SV Khả năng thực hiện cam kết Sự nhiệt tình của đội ngủ cán bộ và giáo viên Cơ sở vật chất Sự quan tâm của nhà trường

25

Tiểu ban dự án giáo dục đại học - Trường ĐH.Kinh tế TP. HCM “ Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo tạo tại Trường ĐH. Kinh tế TP.HCM”.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tầm quan trọng của các khía cạnh đối với SV, đánh giá sự hài lòng của SV về các khía cạnh cụ thể, từ đó đưa ra các gợi ý cho các nhà làm chính sách.

Phương pháp định tính được sử dụng để xây dựng cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật thảo luận có sự tham gia của SV về bảng câu hỏi.

Phương pháp định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này bằng cách áp dụng các kỹ thuật thống kê toán học, nghiên cứu tài liệu và điều tra khảo sát về cảm nhận của SV về chất lượng đào tạo của nhà trường.

Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.4: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của SV Trường ĐH. Kinh tế TP. HCM

Qua kết quả phân tích cho thấy sự hài lòng của SV Trường ĐH. Kinh tế TP. HCM chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố và xếp theo thứ tự ưu tiên: (1) Kiến thức chuyên

Chất lượng chung về đào tạo

Sự tự tin của SV với kiến thức chuyên môn có được sau

khóa học Chất lượng đời sống văn hóa - xã hội Cơ sở vật chất - trang thiết bị Sự hài lòng của SV

26

môn nhận được và kỹ năng chuyên môn được rèn luyện, (2) Chất lượng cơ sở vật chất phụ (phòng máy tính, phòng LAB, nơi tự học, nơi tập thể dục, dụng cụ thể dục, môi trường cảnh quan…), (3) Kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy của giảng viên; (4) Môi trường tích cực và phát triển kỹ năng cho sáng tạo, nghiên cứu, ngoại ngữ và làm việc tập thể; (5) Phong trào Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, và các hoạt động văn hoá xã hội của SV, (6) Chất lượng cơ sở vật chất chính (giảng đường, thiết bị trong giảng đường, bàn ghế, phương tiện giảng dạy hiện đại…); (7) Chất lượng phục vụ của thư viện; (8) Sự quan tâm, sẵn lòng giúp đỡ, và hỗ trợ của giảng viên về nhiều mặt.

Ở đề tài này có sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV về chất lượng đào tạo theo từng khoa và chuyên ngành nhưng không có sự khác nhau giữa SV có hộ khẩu ở Tp. Rạch Giá với SV các Huyện thuộc Tỉnh Kiên Giang.

Nhìn chung, đề tài trên đạt được mục đích xác định các thành phần tác động vào sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo của Trường ĐH. Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, các thang đo lường các thành phần tác động vào sự hài lòng của SV đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép và kết quả cho thấy các thành phần nêu trên đều có tác động đến chất lượng đào tạo.

Lê Đức Tâm (2012) “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của SV Trường ĐH. Xây dựng Miền Trung”

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đo lường mối quan hệ giữa sự hài lòng của SV đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường ĐH. Xây dựng Miền Trung và tìm hiểu một số yếu tố tác động đến kết quả này để từ đó tìm ra được các giải pháp giúp cho nhà trường nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo.

Nghiên cứu sơ bộ gồm hai giai đoạn: (1) Xây dựng thang đo, (2) Nghiên cứu sơ bộ định lượng với số mẫu dự kiến là 100.

Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng, áp dụng các kỹ thuật thống kê toán học, nghiên cứu tài liệu và điều tra khảo sát về cảm nhận của SV về chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường.

27 Mô hình nghiên cứu:

Hình 1.5. Mô hình đánh giá mức độ hài lòng của SV về chất lượng dịch vụ đào tạo của Trường ĐH. Xây dựng Miền Trung

Qua kết quả kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy 5 thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo đã đề xuất trong mô hình nghiên cứu đều có tác động dương đến sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo. Trong đó, thành phần tác động mạnh nhất là Đội ngũ giảng viên (Beta = 0,394), thứ hai là thành phần Chương trình đào tạo (Beta = 0,358); thứ ba là thành phần Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo (Beta = 0,169); thứ tư là thành phần Sự quan tâm của nhà trường tới SV (Beta = 0,165) và cuối cùng là thành phần Hỗ trợ hành chính (Beta = 0,128).

Nhìn chung, đề tài đã đạt được mục đích khảo sát sự hài lòng của SV đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường ĐH. Xây dựng Miền Trung, xây dựng và đánh giá được các thang đo lường các thành phần và sự tác động của các thành phần vào sự hài lòng của SV. Kết quả cho thấy các thành phần nêu trên đều có tác động đến chất lượng đào tạo với mức mức độ khá cao. Đề tài còn phân tích sự khác nhau về mức độ hài lòng giữa SV nam và nữ, giữa các nhóm SV có kết quả học tập khác nhau và giữa SV của các khoa khác nhau.

Chương trình đào tạo Đội ngũ giảng viên Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Hỗ trợ hành chính Sự quan tâm của nhà trường tới SV

Sự hài lòng của SV đối

với chất lượng dịch vụ

đào tạo của trường Kết quả học tập Khoa Giới tính Biến độc lập Biến phụ thuộc

28

Bảng 1.2. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan Tác giả Năm Địa điểm khảo sát Các biến tác động

Trần Xuân

Kiên

2009

Trường ĐH. Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH. Thái Nguyên

Khả năng thực hiện cam kết

Sự nghiệt tình của cán bộ và giáo viên Cơ sở vật chất

Đội ngũ giáo viên

Sự quan tâm của nhà trường tới SV Tiểu Ban dự án giáo dục đại học 2004 Trường ĐH. Kinh tế TP.HCM

Chất lượng chung về đào tạo

Chất lượng đời sống văn hóa xã hội Sự tự tin của SV với kiến thức chuyên môn có được sau khóa học

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Lê Đức

Tâm 2012

Trường ĐH. Xây dựng Miền Trung

Chương trình đào tạo Đội ngũ giáo viên Cơ sở vật chất Hỗ trợ hành chính

Sự quan tâm của nhà trường

Kết luận: Qua các nghiên cứu nêu trên có thể thấy mục tiêu chung của các tác giả khi đánh giá sự hài lòng của SV chủ yếu nhằm tìm ra những yếu tố tác động đến sự hài lòng của SV để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của các trường. Nhìn chung các nghiên cứu đều xoay quanh việc đánh giá sự hài lòng của SV về con người (giảng viên, nhân viên nhà trường), cơ sở hạ tầng, chương trình đào tạo, khả năng thực hiện cam kết…

Qui trình, phương pháp của các nghiên cứu trên đều thông qua hai giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức và đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, đưa ra mô hình nghiên cứu và phương trình hồi quy, sau đó là kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu.

Nhìn chung kết quả của các nghiên cứu đều đạt mục tiêu đề ra là đánh giá được sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo của các trường thông qua các biến quan sát. Tuy nhiên qua từng nghiên cứu các hệ số đánh giá cho các thành phần trong mô hình nghiên cứu có sự khác biệt với nhau.

29

Chương 2. NỘI DUNG, QUI TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của học sinh, sinh viên về công tác đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)