- HĐ Thành viên: Bao gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất Hộ
4.3.3 Hoàn thiện về hạch toán dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa.
Công ty nên hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa phát sinh hằng ngày vào TK 6415 “Chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa” bằng cách lập dự phòng,
để tránh tình trạng làm cho giá thành tăng cao ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Kế toán cần lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, tức là cần sử dụng TK 352 “dự phòng phải trả”. TK này phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập các khoản chi phí bảo hành vào cuối niên độ kế toán.
Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, công ty sẽ tiến hành trích lập dự phòng. Việc trích lập phải dựa trên cơ sở các bằng chứng xác thực chứng minh cho sự phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm. Công ty có bộ phận bảo hành độc lập nên những chi phí phát sinh cho quá trình bảo hành sản phẩm hàng hóa là những chi phí phí phải trả cho đơn vị cấp dưới.
a, Kết cấu và nội dung TK 352
Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm Bên có: Trích lập dự phòng chi phí bảo hành
Số dư bên có: Số dự phòng chi phí bảo hành hiện có cuối kỳ. b, Phương pháp hạch toán
-Số tiền phải trả cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 352: Dự phòng phải trả
Nợ TK 641: (Phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm hàng hóa còn thiếu) Có TK 336: Phải trả nội bộ
- Khi trả số tiền cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về các chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 336: Phải trả nội bộ Có TK 111, 112
Cuối kỳ kế toán doanh nghiệp phải tính, xác định số dự phòng cần lập:
- Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được trích thêm ghi nhận vào chi phí, kế toán ghi tăng chi phí bán hàng chi tiết là chi phí bảo hành (Nợ TK 641), đồng thời ghi tăng khoản dự phòng phải trả (Có TK 352)
- Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập, kế toán ghi giảm khoản dự phòng phải trả (Nợ TK 352) và chi phí bán hàng chi tiết là chi phí bảo hành (Có TK 641)
- Khi phát sinh chi phí bảo hành kế toán ghi: Nợ TK 352: Dự phòng phải trả
Có TK 111: tiền mặt
Có TK 153: Công cụ, dụng cụ Có TK 152: nguyên vật liệu
Ví dụ: Khi phát sinh chi phí bảo hành đó là các khoản chi phí về vật liệu như linh kiện của ổ cứng cần phải thay cho khách là 210.000 đồng. Thì lúc này kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT hay bảng kê sửa chữa chi phí bảo hành, kế toán ghi:
Nợ TK 352 : 210.000 Có TK 152 : 210.000