NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ CHO CÁC DNNVV HÀ NỘ
3.2.2. Các giải pháp từ chính bản thân nhà quản lý
Phía DNNVV đã cung cấp những ủng hộ để người quản lý có điều kiện thực hiện công việc của mình, nhưng để có chất lượng nguồn nhân lực quản lý cao và bền vững thì chính bản thân người quản lý cần phải quan tâm cải tiến hành vi của chính bản thân và có thái độ hợp tác trong công việc. Bởi vì CBQL là nhưng người tham gia vào xây dựng các quy định để quản lý NNL trong doanh nghiệp và những quy định đó lại tác động đến chính họ. Vì thế họ cần hiểu mỗi mắt xích trong công việc thuộc quyền họ quản lý, cần biết giao tiếp với cấp dưới, biết thông cảm và hiểu được người khác muốn gì, họ phải luôn tự tin trong công việc và trước tập thể. Để làm được điều đó, CBQL trong doanh nghiệp cần quan tâm làm tốt một số khía cạnh sau:
3.2.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn
Theo nghiên cứu, có mối quan hệ rất chặt chẽ giữa trình độ chuyên môn cao với chất lượng công việc. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi người quản lý, đặc biệt CBQL cấp cao của doanh nghiệp là những người “đứng mũi, chịu sào” càng đòi hỏi phải có hiểu biết nhằm phân tích rõ những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với doanh nghiệp trên thương trường để lập ra những chiến lược kinh doanh đúng hướng. Bởi vậy chính bản thân mỗi nhà quản lý cần nhận biết rõ nhu cầu tự học để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Cần xác ñịnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn là cần thiết, phải tự giác học tập thông qua các khóa học nâng cao và thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, tham quan các doanh nghiệp hiện đại để nâng cao kiến thức. Chi phí học tập có thể một phần do chính bản thân các nhà quản lý chi trả bởi việc học tập đó là để khẳng định chính địa vị của họ trong doanh nghiệp và trên thương trường nên việc tự đầu tư là cần thiết.
3.2.2.2. Nâng cao các kỹ năng quản lý, kỹ năng ngoại ngữ và vi tính
Trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập, đòi hỏi người quản lý phải là những người quyết đoán có năng lực giải quyết vấn đề, kết nối hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp để chèo lái “doanh nghiệp” có thể vượt qua bão táp, phong ba một cách vững vàng. Muốn làm được điều này người quản lý phải luôn tự rèn luyện để nâng cao các kỹ năng quản lý căn bản của bản thân.
Người quản lý cũng cần phải nâng cao khả năng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh vì ngôn ngữ này rất thông dụng trong kinh doanh quốc tế. Hiểu biết về ngoại ngữ giúp chính bản thân họ có thể tự đọc những sách viết về kinh doanh hiện đại để nâng cao kiến thức. Ngoại ngữ tốt giúp người quản lý có thể tự giao tiếp với bạn hàng quốc tế, có thể đàm phán với đối tác trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lợi ích của hai bên. Ngoại ngữ còn giúp người quản lý hiểu rõ văn hóa của đối tác do đó trong hợp tác kinh doanh sẽ không làm ảnh hưởng đến bản sắc riêng của họ. Hơn nữa, hiểu văn hóa của đối tác còn giúp xác định rõ nhu cầu của khách hàng từ đó có thể xác định đúng hướng kinh doanh.
Kiến thức về vi tính cũng hết sức quan trong với bất kỳ vị trí quản lý nào.Ngày nay, nhiều giao dịch kinh doanh thực hiện qua mạng. Qua mạng, người quản lý cũng có thể tìm kiếm được nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho quá trình ra quyết định quản lý. Hơn nữa, am hiểu về vi tính sẽ làm thay đổi cách thức truyền tin “trực tiếp” tức là phải3. in thành văn bản và chuyển tới các phòng ban, bộ phận liên quan sẽ rất mất thời gian. Bởi vậy, người quản lý cần tự học để cập nhật cách sử dụng các chương trình phần mền hiện đại để hỗ trợ cho công việc thực hiện nhanh và hiệu quả, ủng hộ sự thay đổi của doanh nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời tiết kiệm rất nhiều chi phí trung gian không đáng có trong công việc. Điều đó góp phần đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Hơn nữa, để đứng vững và vươn ra thị trường nước ngoài trong xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi người quản lý cần am hiểu luật pháp kinh doanh quốc tế. Chính mỗi người quản lý cần phải nỗ lực tìm hiểu luật quốc tế để không bị sai lầm trong kinh doanh vì một thực tế là một số doanh nghiệp Việt Nam thường bị kiện tụng do có những quyết định chưa dựa trên chuẩn mực luật pháp quốc tế chẳng hạn như việc ghi sai nhãn hàng hóa, hoặc hay bị kiện về việc bán phá giá do chúng ta chưa có được những cơ sở lý giải rõ ràng.
3.3. Kiến nghị