2006 2007 2008 1Lâm nghiệp 63.82 39.2 22
2.3. Số lượng và cơ cấu NNLQL trong các DNNVV Hà Nộ
2.3.1. Số lượng
(4)Số liệu được sử dụng trong chuyên đề được lấy từ việc khảo sát thí điểm DNNVV đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội, Bình Thuận, Cần Thơ (1500 DNNVV của Hà Nội) được tiến hành bởi công ty Nghiên cứu và Tư vấn Chuyển giao công nghệ và Đầu tư CONCETTI cùng sự phối hợp của Cục PTDN- Bộ KH-ĐT
Kết quả cuộc khảo sát 1500 DNNVV Hà Nội, bình quân mỗi DNNVV có 30,85 lao động trong đó có 7,29 cán bộ quản lý. Tỷ lệ CBQL trong các DNNVV chiếm 23,64% tổng số lao động.
Số lượng CBQL trong các DNNVV Hà Nội được khảo sát như sau:
Bảng 2.5: Số lượng CBQL trong DNNVV Hà Nội được khảo sát
Tổng lao động (người) Bình quân lao động (người) Tổng CBQL (người) Bình quân CBQL (người) L o ại Công ty TNHH 20429 24,35 4596 5,4 Công ty CP 29973 48,50 7613 12,3 DN tư nhân 415 12,22 124 3,6 DN Nhà nước đang/chưa CP hóa 977 108,57 208 23,1 L ĩ nh Thương mại- Dịch vụ 25039 20,78 4306 3,57
Công nghiệp- Xây
dựng 18559 65,35 3192 11,24
Nông nghiệp- Lâm
nghiệp- Thủy sản 512 46,56 88 8,00
Q
uy Siêu nhỏ 4025 7 1151 2,00
Nhỏ 24143 34,49 6904 9,86
Vừa 21467 95,41 6139 27,28
Nguồn:Báo cáo khảo sát DNNVV tại 3 tỉnh thí điểm (Hà Nội, Bình Thuận, Cần Thơ)
Bình quân mỗi doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội được khảo sát có 30,84 lao động, trong đó bình quân lao động nữ là 10,35 lao động, số lao động quản lý bình quân là 7,29, số lao động sản xuất kinh doanh trung bình mỗi doanh nghiệp là 23,56. Riêng với 524 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng-công nghiệp và nông nghiệp được khảo sát, tổng số lao động bình quân năm 2009-2010 là 64 người, bao gồm 11 lao động gián tiếp và 53 lao động trực tiếp. Số lao động quản lý
có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 8 người và số lao động sản xuất đã qua đào tạo nghề là 39 người, đều chiếm tỷ lệ khoảng 73% trong số lao động gián tiếp cũng như trực tiếp. Lao động quản lý trong DNNN đang/ chưa cổ phần hóa là cao nhất (23 người) còn lao động trong DNTN là thấp nhất (3 người), do DNTN hoạt động nhỏ lẻ, còn DNNN đang/ chưa cổ phần hóa trước kia thuộc sở hữu của nhà nước, quy môn lớn.
2.3.2. Cơ cấu
2.3.2.1. Theo độ tuổi
Sự khác biệt về tuổi cũng cần nhìn nhận trong nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Tuổi tác thể hiện vai trò gánh vác xã hội trong cuộc sống của mỗi người như có hay chưa có gia đình, sắp nghỉ hưu, cũng như thể hiện định hướng khác nhau trong công việc. Lứa tuổi khác nhau dẫn tới lối sống và hành động khác nhau. Người trẻ tuổi thường năng động, sáng tạo, ham học hỏi, thích mạo hiểm và thích di chuyển, nhưng lại rất sốc nổi, đôi khi quá mạo hiểm dẫn tới thất bại. Tuổi càng tăng thì thường ít sáng tạo, hay bảo thủ, không thích di chuyển nhưng rất giàu kinh nghiệm và thận trọng hơn khi ra quyết định. Kinh nghiệm sống của bản thân giúp họ xét đoán tình huống một cách chín chắn hơn. Những người quản lý dưới 35 tuổi rất coi trọng nhu cầu được tôn trọng và tự quản, nhưng những người già hơn lại coi trọng nhu cầu an toàn. Do đó, biết bố trí và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực có những lứa tuổi khác nhau sẽ giúp tận dụng những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của họ để có được sự hợp tác tốt nhất trong công việc.
Nguồn: Báo cáo khảo sát thí điểm DNNVV tại 3 tỉnh (Hà Nội, Bình Thuận, Cần Thơ)
Trong các DNNVV được khảo sát, nhóm tuổi độ tuổi chín chắn nhất trong đời người và trưởng thành trong kinh doanh là tuổi trên 45 chiếm 21,2%, nhóm tuổi 40 - 45 nhóm tuổi năng động, sáng tạo và có nhiều tiềm năng phát triển trong kinh doanh chiếm 22,4%, nhóm tuổi 31-40 chiếm 40%, còn nhóm tuổi dưới 30 là nhóm tuổi sung sức nhất chiếm tỷ lệ thấp 16,5%.
Theo biểu đồ trên, nếu xét theo loại hình doanh nghiệp thì DNTN nhà quản lý tuổi 40- 45 chiếm tỷ lệ cao nhất 28,57%, còn tuổi từ 20- 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,71%; đối với công ty TNHH thì tuổi 22- 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 38,1% và thấp nhất là 9,52% rơi vào độ tuổi từ 36- 40 và trên 45 tuổi; đối với công ty CP thì độ tuổi 36- 40 và trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 27,59% và thấp nhất là 13,79% rơi vào độ tuổi 20-36 tuổi. Nếu so sánh cán bộ quản lý trong các DNNVV ở Hà Nội với các DN ở một số địa phương theo nhóm tuổi thì có một số khác biệt nhât định. Trong các DN ở Hà Nội, tỷ lệ cán bộ quản lý tương đối đều và tập trung ở độ tuổi 30-36, 36-40. Còn cán bộ quản lý ở Cần Thơ và Bình Thuận thì độ tuổi của CBQL tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 45.
2.3.2.2. Theo giới tính
Nếu xem xét NNLQL trong các DNNVV ở Hà Nội thì tỷ lệ cán bộ quản lý nam vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn so với nữ, nam giới làm cán bộ quản lý chiếm 77,1%, 22,9% số doanh nghiệp có cán bộ là quản lý là phụ nữ, trong đó quy mô doanh nghiệp chủ yếu siêu nhỏ và nhỏ. Tuy nhiên sự chênh lệch này khác nhau trong các loại hình doanh nghiệp. Nam thường có xu hướng và điều kiện phấn đấu học tập cao hơn nữ, do tính chất công việc, do quan niệm…
Cụ thể được phản ánh theo bảng sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu giới tính của CBQL DNNVV Hà Nội
Nam giới (%) Phụ nữ (%) L o ại Công ty TNHH 52,18 59,64 Công ty CP 35,26 19,28 DN tư nhân 11,97 20,28 DN Nhà nước đang/chưa cổ phần hóa 0,59 0,8 Q uy Siêu nhỏ 40,75 48,11 Nhỏ 45,75 39,96 Vừa 13,5 11,93 Tổng 100 100
Nguồn: Báo cáo khảo sát thí điểm DNNVV tại 3 tỉnh năm 2010
Các doanh nghiệp do phụ nữ làm cán bộ quản lý được khảo sát chủ yếu thuộc loại hình công ty TNHH (chiếm 59,64%), tiếp theo là doanh nghiệp tư nhân (chiếm 20,28%), loại hình công ty cổ phần chiếm 19,28%, có 0,8% thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước đang/chưa cổ phần hoá. Nghiên cứu này kết luận: “Phần lớn lao động quản lý là nam. Tỷ lệ lao động quản lý giảm trong khi tỷ lệ lao động chuyên nghiệp (kỹ sư, kinh tế, kỹ thuật và các lao động khác có trình độ đại học) tăng cùng với quy mô doanh nghiệp.”
Xét theo loại hình doanh nghiệp thì cơ cấu các CBQL đang làm việc trong 1500 DNNVV Hà Nội được khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu CBQL trong DNNVV được khảo sát Tỷ lệ CBQL (%) Tỷ lệ công nhân và nhân viên (%) Tổng (%) Công ty TNHH 22,5 77,5 100 Công ty CP 25,23 74,77 100 DNTN 29,8 70,2 100 DNNN đang/chưa CP hóa 21,3 78,7 100
Nguồn: Báo cáo khảo sát thí điểm DNNVV tại 3 tỉnh năm 2010
Khi điều tra 1500 DNNVV Hà Nội thì tỷ lệ CBQL trong các doanh nghiệp được khảo sát là 23,6%, tuy nhiên tỷ lệ này lại khác nhau trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Theo thống kê ở trên thì tỷ lệ CBQL trong DNTN là cao nhất (29,8%) trong tổng số lao động, sau đó là công ty CP 25,23%. Doanh nghiệp có tỷ lệ CBQL thấp nhất là DNNN đang/chưa CP hóa (21,3%). Điều đáng chú ý ở đây là DNTN là những doanh nghiệp hoạt động nhỏ lẻ, quy mô doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, nhưng tỷ lệ CBQL trong doanh nghiệp lại chiếm tỷ trong cao nhất, còn DNNN đang/chưa CP hóa trước kia thuộc sở hữu nhà nước, quy mô lớn thì tỷ lệ CBQL lại thấp nhất.
Tỷ lệ CBQL trong các loại hình doanh nghiệp trên là cao, tỷ lệ này chỉ chiếm từ 15-20% trong tổng số lao động là đạt theo tiêu chuẩn và sẽ tiếp tục được giảm xuống 10-15% khi trình độ của các cấp quản lý được nâng cao hơn theo hướng hiện đại và trình độ công nghệ của doanh nghiệp được nâng cấp. Vì theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, tỷ lệ quản lý trong tổng số lao động trong các DNNVV chỉ nên chiếm từ 8-15%. Và thực tế là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng có tỷ lệ quản lý trong tổng số lao động là 11,74% thấp hơn cùng tỷ lệ này ở các DNNVV và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tốt hơn hẳn. Bởi giảm số lao động quản lý sẽ nâng cao tính năng động trong việc ra quyết định và thực hiện quyết định, giảm chi phí gián tiếp trong kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của các DNNVV Hà Nội trên thương trường.