Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý cho các DNNVV trên địa bàn TP.Hà Nội (Trang 35)

2006 2007 2008 1Lâm nghiệp 63.82 39.2 22

2.4.2.Trình độ chuyên môn kỹ thuật

2.4.2.1. Tỷ lệ cán bộ quản lý đã qua đào tạo so với tổng số cán bộ quản lý đang làm việc trong các DNNVV

Theo bảng 2.8, Trong 1500 DNNVV được khảo sát, thì trung bình mỗi DN có 7,29 nhà quản lý. Vậy tổng số có 10935 nhà quản lý thu được phiếu phỏng vấn. Trong số

đó có gần 20% số nhà quản lý không qua các trường lớp đào tạo chính quy, còn lại hơn 80% CBQL có trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo.

Tuy nhiên, các CBQL được phỏng vấn có kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở mức độ trung bình khá, số có chuyên môn khá giỏi chiếm tỷ lệ ít, nhất là cán bộ trẻ mới tốt nghiệp. Kiến thức chuyên môn ở mức độ chấp nhận được nhưng kỹ năng vận dụng kiến thức vào quá trình thực hiện công việc chuyên môn còn hạn chế. Ngay cả những CBQL cấp cao còn rất nhiều người không nắm vững chuyên môn, đành rằng cán bộ quản lý thì kỹ năng quản lý được coi trọng hơn nhưng không có nghĩa là chuyên môn yếu kém, đặc biết là CBQL phòng ban kỹ thuật. Kiến thức và kỹ năng không vững, không sâu đương nhiên se gặp nhiều khó khăn trong công việc, trong việc xử lý các tình huống cụ thể, và những quyết định chuyên môn quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình sản xuất, toàn bộ hệ thống quản lý, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vật chất và tinh thần của doanh nghiệp.

2.4.2.2. Tỷ lệ cán bộ quản lý được đào tạo theo cấp bậc:

Trình độ học vấn của các nhà quản lý tại công ty CP, công ty TNHH, DNTN cũng có sự khác biệt nhau, số liệu điều tra thu được như sau:

Nguồn: Báo cáo khảo sát thí điểm DNNVV tại 3 tỉnh (Hà Nội, Bình Thuận, Cần Thơ)

Trình độ chuyên môn của CBQL DNTN thấp hơn nhiều so với trình độ chuyên môn của CBQL DNNN, công ty CP có vốn Nhà nước. CT TNHH có 61,95% CBQL DN có trình độ là cao đẳng, đại học trở lên, trong đó số CBQL DN có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ chiếm 3,93%. DNTN có 24,68% số CBQL DN có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên, trong đó có 0.78% số CBQL DN có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ. CTCP có 77,77% số CBQL DN có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên, trong đó trình độ thạc sỹ và tiến sỹ là 6,74%, tỷ lệ này cao nhất trong

các loại hình DN. Đó là điều tra của công ty Nghiên cứu và Tư vấn Chuyển giao công nghệ và Đầu tư CONCETTI cùng sự phối hợp của Cục PTDN- Bộ KH-ĐT tại 1500 DNNVV ở Hà Nội.

Nguyên nhân các nhà quản lý ở DNTN có trình độ chuyên môn thấp hơn công ty CP, công ty TNHH là do phần lớn doanh nghiệp này quy mô kinh doanh hộ kinh doanh nhỏ, mang tính chất gia đình, sau một thời gian hoạt động kinh doanh phát triển, các hộ này chuyển sang DNTN; chính vì lẽ đó mà trình độ chuyên môn của các nhà quản lý tại DNTN thường thấp hơn loại hình công ty.

Kết quả này cho thấy trình độ của CBQL DNNVV có tăng lên so với năm 2002, kết quả điều tra của VCCI 2002 chỉ ra rằng 69,8% các CBQL DNNVV có trình độ tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học. Số CBQL DN tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp cũng chiếm 15,5%.

Như vậy có nhiều thông tin về trình độ của CBQL trong các DNNVV. Tuy nhiên một điều rất rõ ràng trình độ chuyên môn kỹ thuật của CBQLDN còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong quá trình hội nhập.

Nhưng cũng phải nói, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của người quản lý không có nghĩa khả năng kinh doanh của họ đã được hoàn thiện. Nhiều người quản lý trong DN tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật nay chuyển sang kinh doanh, chưa có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành.

Nếu xét về sự phù hợp giữa công việc đang làm của CBQL với chuyên ngành họ được đào tạo, được thể hiện qua biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý cho các DNNVV trên địa bàn TP.Hà Nội (Trang 35)