tại chi cục Hải Quan Bắc Hà Nội.
3.2.5 Tăng chất lượng thông tin thu thập và thông tin tình báo hải quan
không thể thiếu khi áp dụng phương pháp quản lý rủi ro.
Trên cơ sở thu thập thông tin từ các nguồn trong nước, nước ngoài, bằng phương tiện thủ công và tự động, với số liệu lưu trữ về hoạt động xuất nhập khẩu, các công cụ, phương pháp phân tích thống kê, phân tích rủi ro, cán bộ kiểm tra sau thông quan sàng lọc đối tượng, chủ động đặt mục tiêu kiểm tra các giao dịch có rủi ro cao, các sai phạm và mô tả sai lệch. Kế hoạch kiểm tra cũng được lập theo kế hoạch chu kỳ hàng năm và tập trung thẩm định mức độ tuân thủ về chính sách thương mại hiện thời, về khai báo trị giá, xuất xứ, phân loại hàng hóa, kê khai thuế và nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu… của doanh nghiệp.
Từ kết quả kiểm tra thu được, cơ quan hải quan triển khai lập hồ sơ về rủi ro của doanh nghiệp, hàng hóa… và thường xuyên cập nhật vào hệ thống dữ liệu, làm cơ sở để giảm bớt các thao tác kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan nhanh hàng hoá, tập trung quản lý các doanh nghiệp và giao dịch thương mại có tiềm năng rủi ro cao (chuyển đổi phương thức quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”). Nhờ vậy, tiết kiệm được chi phí, nguồn lực cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp, mà vẫn bảo đảm quản lý hải quan hiệu quả, ngăn chặn gian lận thương mại.
3.2.5 Tăng chất lượng thông tin thu thập và thông tin tình báo hảiquan quan
Thông tin phục vụ quản lý rủi ro được thu thập dựa trên hai nguồn chính là định lượng thông qua phân tích các thông tin thu thập được từ hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động thông quan, kiểm tra sau thông quan… và thu thập định tính qua kênh thông tin tình báo.
Đối với loại thông tin hình thành qua hình thức thứ nhất chủ yếu tồn tại giống như cơ sở dữ liệu tờ khai và được chuyên gia phân tích thương mại
thực hiện các thao tác xử lý thống kê nhằm xác định xu hướng của toàn ngành, sàng lọc đối tượng nghi vấn không tuân theo xu hướng chung đó để kiểm tra, thanh tra các hoạt động tuân thủ. Tuy nhiên, về cơ bản, các chiến lược thông tin trên vẫn chưa minh bạch, rõ ràng, chủ yếu được thu thập qua mạng Internet, hay thông qua phân tích cơ sở dữ liệu về các lô hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan trước đó. Vì vậy, thông tin thường không đầy đủ hoặc thiếu cơ sở để cơ quan hải quan tiến hành phân tích, đối chiếu, kiểm tra chéo với nội dung khai báo của doanh nghiệp.
Hình thức thu thập thông tin thứ hai có vai trò tìm kiếm các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp về hoạt động bất hợp pháp của doanh nghiệp, các khiếu nại của ngành và từ các cơ quan hữu quan nên các dữ liệu thu thập đa dạng hơn. Các chuyên gia phân tích tình báo sẽ đọc báo cáo và nghiên cứu, xác định đối tượng nghi vấn, các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật…
Để việc thu thập và xử lý thông tin có hiệu quả, Đội nghiệp vụ của Chi cục cần thống nhất các thông tin tình báo giữa hai hình thức thu thập thông tin trên và minh bạch hóa các chiến lược, hệ thống thu thập thông tin tình báo để hỗ trợ sự phát triển và duy trì việc quản lý rủi ro, hồ sơ rủi ro…
Bên cạnh đó, Chi cục cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thu thập và cập nhật các thông tin tình báo với yêu cầu hoàn chỉnh, hiệu quả, dữ liệu được cập nhật kịp thời, đầy đủ, phục vụ cho công tác thông quan và kiểm tra sau thông quan.