tại chi cục Hải Quan Bắc Hà Nội.
3.1, Phương hướng và mục tiêu đẩy mạnh việc áp dụng phát triển QLRR:
QLRR:
Các nguyên tắc định hướng xây dựng, phát triển chương trình quản lý rủi ro của ngành Hải quan trong những năm tới, bao gồm: đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan và các pháp luật có liên quan đáp ứng yêu cầu cải cách, phát triển hiện đại hoá hải quan; đáp ứng các chuẩn mực của Hải quan thế giới về mô hình áp dụng thống nhất quản lý rủi ro, kỹ thuật đánh giá, phân tích rủi ro, chính sách quản lý rủi ro, công nghệ thông tin, dữ liệu điện tử… để tập trung nguồn lực, biện pháp để quản lý có hiệu quả việc thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; mở rộng phạm vi áp dụng quản lý rủi ro áp dụng trong kiểm tra sau thông quan và đối với phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh; nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.
Hệ thống thông tin, dữ liệu:
Quản lý rủi ro có hiệu quả phải được dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác và có giá trị ứng dụng cao trong vận hành quản lý rủi ro. Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu luôn phải được đi trước và là điều kiện tiền đề cho việc áp dụng quản lý rủi ro.
Kinh nghiệm Hải quan các nước cho thấy, quản lý rủi ro phải được đặt trong một kế hoạch tổng thể của các chương trình trình kế hoạch đi kèm hỗ trợ cho nó; trong đó đặc biệt là việc xây dựng và chuẩn hoá hệ thống cơ sở dữ liệu theo lộ trình đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro.
Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho quản lý rủi ro
Ứng dụng có hiệu quả các nguyên tắc quản lý rủi ro là yếu tố chính để đạt được sự cân bằng giữa tạo điều kiện thuận lợi và kiểm soát. Tuy nhiên áp dụng phương pháp quản lý rủi ro đồng nghĩa với việc chuyển đổi phương thức quản lý và đi kèm với nó là việc chuyển đổi của khung pháp lý làm cơ sở cho phương pháp này hoạt động.
Ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin tiên tiến vào quản lý rủi ro. Phương pháp quản lý rủi ro gần đây mới được áp dụng phổ biến. Tuy vậy, nó không phải là một phương mới mẻ mà nó đã được áp dụng từ rất lâu nhưng theo phương pháp truyền thống gắn với các biện pháp nghiệp vụ của từng ngành chuyên biệt.
Quản lý rủi ro đã thực sự trở thành một kỹ thuật quản lý khi nó được xây dựng trên cơ sở ứng dụng thành tựu về khoa học công nghệ thông tin. Công nghệ máy tính thực sự là công cụ để phân loại, lưu trữ thông tin, đánh giá phân loại rủi ro, kết nối, tổng hợp các tiêu chí, mức độ rủi ro của từng loại tiêu chí để đưa ra kết quả đánh giá chung hoặc cụ thể đối với từng loại đối tượng quản lý. Đồng thời hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò là "mạch máu" trong việc trao đổi, xử lý và ứng dụng dữ liệu thông tin đánh giá phân loại rủi ro trong toàn ngành.
Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ công chức có trình độ và kỹ năng đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro. Thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong áp dụng quản lý rủi ro; tuy vậy nếu thiếu đi
vai trò của con người trong việc quản lý, vận hành thì hệ thống thông tin cùng với những thành tựu công nghệ thông tin cũng không thể cho ra sản phẩm để đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro.
Công tác quản lý rủi ro đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực, trình độ phẩm chất để quản lý, vận hành hệ thống. Chính vì vậy công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro luôn là một nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong toàn Ngành Hải quan.