Tăng cường các biện pháp giám sát thị trường

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Tự do hóa đầu tư ở Việt Nam (Trang 50)

Các nước lấy chính sách cạnh tranh làm trung tâm.

Theo Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, điều 7 về “Mở cửa các ngành nghề và Đối xử quốc gia” quy định các nước thành viên sẽ dành Danh mục loại trừ tạm thời(TEL) bao gồm các lĩnh vực chưa mở cửa hoặc

chưa dành chế độ đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN: năm 2013 với Việt Nam, 2010 với các nước thành viên cũ, 2015 với Lào và My-an- ma. Danh mục nhạy cảm(SL) bao gồm các lĩnh vực chưa thể xác định thời hạn dành đối xử quốc gia hoặc mở cửa cho các nhà đầu tư ASEAN nhưng sẽ được xem xét để rút ngắn hoặc chuyển sang TEL.

Đồng thời, các nước phải tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ thị trường.

Theo Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, điều 13 về “Ngoại lệ chung”, không có quy định nào của Hiệp định này được hiểu là ngăn cấm bất kỳ Quốc gia thành viên nào thông qua hoặc thực hiện các biện pháp các biện pháp cần thiết để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật không trái với các điều khoản của Hiệp định này, bao gồm các biện pháp liên quan tới việc ngăn cản các hiện tượng lừa đảo, gian lận hoặc giải quyết các tác động của việc không hoàn thành nghĩa vụ theo thoả thuận đầu tư.

KẾT LUẬN

Như vậy, qua tìm hiểu chúng ta có thể thấy rằng, xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới cũng như của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chính là tự do hóa đầu tư, từng bước cắt giảm hay loại bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để tạo nên một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình đẳng hơn, tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia.

Tuy nhiên, để xu hướng này phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam, đem lại những hiệu quả thiết thực, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế đất nước đi lên thì điều quan trọng, đó là việc phải sớm hoàn thiện các chính sách, các nhóm biện pháp đồng bộ để tạo nên một thị trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, bình đẳng và mang tính cạnh tranh cao. Đây cũng chính là một trong những thách thức lớn của Việt Nam khi tiến hành tự do hóa thương mại và đầu tư, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)

2. Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư

3. Tài liệu “Nghiên cứu tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với Việt Nam” - Ủy ban Hợp tác Kinh tế Quốc tế

4. Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Malaixia về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư

5. Các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư khác.

6. ICSID: Trung tâm quốc tế về giải quyết các tranh chấp đầu tư 7. Cục đầu tư nước ngoài (FIA) – Bộ kế hoạch và đầu tư

8. TLTK: Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - Đại học

9. http://vietbao.vn/Kinh-te/Viet-Nam-da-co-thoa-thuan-toi-hue- quoc-voi-164-nuoc-va-vung-lanh-tho/45228922/87/

10.Luật Đầu tư 2005.

11.Luật Đầu Tư nước ngoài sửa đổi năm 1996.

12.http://wto.nciec.gov.vn/Lists/VietnamCommitmentsConcepts/ DispForm.aspx?ID=7

13.Bài Nghiên cứu NC-18, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Tự do hóa đầu tư ở Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w