Bên cạnh những cam kết mơ hồ thể hiện trong hầu hết các hiệp định, trong một số hiệp định được ký kết gần đây như Hiệp định giữa Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư
(2003), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (2000) … đã có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn. cho thấy Việt Nam đang từng bước mở rộng cánh cửa tự do hóa đầu tư.
o Hạn chế về vốn và quyền kiểm soát của nước ngoài
Tiêu chí Việt Nam Trung Quốc
Yêu cầu tỷ lệ phần trăm góp vốn tối thiểu
Việt Nam cam kết sau 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực sẽ xóa bỏ yêu cầu:
- Hình thức liên doanh: Yêu cầu góp vốn pháp định tối thiểu 30% của nhà đầu tư Hoa Kỳ trong doanh nghiệp liên doanh.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư Hoa Kỳ: tỷ lệ góp vốn pháp định của nhà đầu tư Hoa Kỳ tối thiểu phải bằng 30% tổng vốn đầu tư.
Pháp luật hiện hành và cam kết về dịch vụ của Trung Quốc trong WTO vẫn duy trì quy định về vốn tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài là 25%.
Yêu cầu tỷ lệ phần trăm góp vốn tối đa
- Dịch vụ xây dựng: 3 năm
sau khi hiệp định có hiệu lực được phép thành lập liên doanh với phần góp vốn của các công ty Hoa Kỳ không vượt quá 49% vốn pháp định
- Dịch vụ xây dựng: Trung
Quốc cũng hạn chế dịch vụ này nhưng vẫn cho thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng chỉ cho phép chủ
của liên doanh.
- Dịch vụ pháp lý: cho phép
nhà đầu tư Hoa Kỳ thành lập chi nhánh, công ty 100% vốn Hoa Kỳ, công ty liên doanh Việt Nam – Hoa Kỳ
- Dịch vụ giáo dục: Việt Nam
cam kết 7 năm sau ngày BTA có hiệu lực sẽ cho phép thành lập trường 100% vốn Hoa Kỳ. ……. yếu thực hiện các dự án xây dựng có vốn nước ngoài. - Dịch vụ pháp lý: Trung Quốc áp dụng hạn chế rất chặt chẽ đối với dịch vụ này. Cụ thế, các tổ chức luật sư nước ngoài chỉ được phép thành lập văn phòng đại diện tại 19 thành phố lớn với các quy định rất ngặt nghèo.
- Dịch vụ giáo dục: Trung
Quốc chỉ cho phép thành lập liên doanh và không cam kết việc thành lập cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài. Yêu cầu về chuyển nhượng vốn
Việt Nam cam kết trong vòng 3 năm kể từ ngày BTA có hiệu lực sẽ xóa bỏ yêu cầu ưu tiên chuyển nhượng vốn cho đối tác Việt Nam.
Trung Quốc không có cam kết về vấn đề này.
Quy định kiểm soát quyền sở hữu
Trong hiệp định với Nhật, Việt Nam cam kết xóa bỏ yêu cầu chỉ định quản trị viên, giám đốc hoặc thành viên hội đồng quản trị là các cá nhân thuộc bất kỳ một quốc tịch cụ
Trong thực tế pháp luật Trung Quốc đã xóa bỏ những hạn chế này.
thể nào
Bảng so sánh một số cam kết xóa bỏ rào cản hạn chế về vốn và quyền kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam và Trung Quốc trong các hiệp định song phương
(Nguồn: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA); Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư; tài liệu “Nghiên cứu tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với Việt Nam” - Ủy ban Hợp tác Kinh tế Quốc tế)
o Những hạn chế về hoạt động (sau khi doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập)
Dưới đây là những so sánh một số cam kết xóa bỏ rào cản hạn chế về vấn đề hoạt động của Việt Nam và Trung Quốc:
Tiêu chí Việt Nam Trung
Quốc
Xóa bỏ hạn chế liên quan đến tuyển dụng và sử dụng lao động
Trong BTA: Cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ lưu chuyển và tuyển dụng nhân viên nước ngoài thuộc mọi quốc tịch vào các cương vị quản lý cao nhất để phục vụ cho hoạt động đầu tư của họ trên lãnh thổ nước Việt Nam phù hợp với pháp luật về nhập cảnh và tạm trú của người nước ngoài.
Trung Quốc đã thực hiện tại thời điểm gia nhập WTO.
Xóa bỏ hạn chế về thương mại
Hạn chế và yêu cầu đối với việc tiếp cận thị trường trong nước về nguyên vật liệu đầu vào.
Trong BTA (ký năm 2001), Việt Nam yêu cầu dự án đầu tư với việc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước với các lĩnh vực chế biến giấy, dầu thực vật, sữa, đường, mía, chế biến gỗ (trừ dự án sử dụng gỗ nhập khẩu). Tuy nhiên yêu cầu này duy trì tối đa 7 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực.
Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa
Xóa bỏ yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hóa (kể cả ưu đãi thuế thực hiện chương trình nội địa hóa) đối với với các sản phẩm : oto, xe máy, hàng điện tử dân dụng…
Yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm
Trong hiệp định với Nhật Bản, Việt Nam cam kết xóa bỏ yêu cầu xuất khẩu một mức hoặc một tỷ lệ nhất định hàng hóa hoặc dịch vụ.
Yêu cầu chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất hoặc các tri thức đặc biệt khác
Trong hiệp định với Nhật Bản, Việt Nam cam kết xóa bỏ yêu cầu chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất hoặc một kiến thức độc quyền khác cho một thể nhân hoặc một pháp nhân hoặc bất kỳ một chủ thể khác trong khu vực của mình.
Bảng so sánh một số cam kết xóa bỏ rào cản hạn chế về hoạt động đầu tư của Việt Nam và Trung Quốc trong các hiệp định song phương
(Nguồn: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA); Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư và tài liệu “Nghiên cứu tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với Việt Nam” - Ủy ban Hợp tác Kinh tế Quốc tế)
Ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Trong thương mại quốc tế, việc cùng tồn tại nhiều hệ thống thuế khác nhau giữa các nước dẫn tới việc một khoản thu nhập của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể bị đánh thuế tại hai nước khác nhau. Việc đánh thuế trùng là rào cản thương mại và không khuyến khích đầu tư xuyên quốc gia. Trong tiến trình tự do hóa đầu tư, tính đến nay, Việt nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với hơn 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều này phần nào cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc xóa bỏ các rào cản đầu tư. Tuy nhiên, không như các nước, ở Việt Nam, mặc dù được quy định trong Hiệp định, nhưng để được áp dụng các điều khoản tránh đánh thuế hai lần, các đối tượng có liên quan phải thực hiện thủ tục "đề nghị áp dụng Hiệp định..." và chờ đợi việc xem xét và chấp thuận từ cơ quan thuế trong một thời gian rất lâu. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho các đối tượng nộp thuế. Một số tổ chức, cá nhân trong nhiều trường hợp do nản lòng nên đã chấp nhận nộp thuế mà không thực hiện việc xin miễn, giảm thuế theo Hiệp định.
=>KẾT LUẬN
• Đối với các hiệp định song phương về đầu tư được ký kết trước thời điểm Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực (Tháng
11/2001), các thỏa thuận về vấn đề xóa bỏ các rào cản trong hoạt động đầu tư đều chỉ dựa trên quy định pháp luật hiện hành, các cam kết còn mơ hồ, không cụ thể => mức độ tự do hóa đầu tư thấp.
• Tuy nhiên, từ năm 2001 đến nay, kể từ khi thực hiện BTA, Việt Nam đã có các cam kết cụ thể, rõ ràng hơn cho thấy mức độ tự do hóa đầu tư
song phương đang được nâng cao.
Tóm lại, ta có thể thấy Việt Nam đang có xu hướng nới lỏng dần và
tiến tới xóa bỏ các rào cản trong hoạt động đầu tư nước ngoài.