Sử dụng công ước quốc tế để giải quyết tranh chấp trong đầu tư

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Tự do hóa đầu tư ở Việt Nam (Trang 32)

Thủ tướng Chính Phủ…

Như vậy, sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác nhau (MFN) và phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư nước ngoài và công dân Việt Nam (NT) đang từng bước được xóa bỏ.

b. Đối xử công bằng, bình đẳng

Nhà nước Việt Nam đảm bảo đối xử công bằng và thỏa đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 20, Luạt ĐTNN 1996). Phía Việt Nam dành cho nhà đầu tư của Bên kia sự đối xử công bằng, thỏa đáng, không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo yêu cầu của luật tập quán quốc tế, đồng thời không áp dụng các biện pháp bất hợp lý, phân biệt đối xử để gây phương hại đối với việc thành lập và hoạt động đầu tư.

c. Sử dụng công ước quốc tế để giải quyết tranh chấp trong đầu tư đầu tư

Việt Nam Trung Quốc Xem xét ra nhập công ước

Wasghington năm 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Nhà

nước và công dân của Nhà nước khác (Công ước ICSID)

Trung Quốc đã gia nhập Công ước này

Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài phù hợp với

quy định của Công ước NewYork năm 1958

Trung Quốc đã gia nhập Công ước này

Tranh chấp giữa Nhà nước và Nhà nước, giữa Nhà nước và nhà đầu tư được xem xét giải quyết bằng các BIT (Hiệp định đầu tư song phương) mà Việt Nam đã kí kết với chủ đầu tư. Các tranh chấp giữa Nhà nước và Nhà đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT là loại tranh chấp có đặc thù riêng, được quy định riêng trong Pháp luật Việt Nam. Các tranh chấp này trước hết được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải; nếu không giải quyết được, các bên có thể đưa tranh chấp ra giải quyết tại một hội đòng trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập. Thủ tục trọng tài và pháp luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp do các bên tranh chấp thỏa thuận trong hợp đồng.

* Việt Nam - Australia

Giải quyết tranh chấp giữa các Bên ký kết

(1) Các Bên ký kết sẽ cố gắng giải quyết các tranh chấp giữa các Bên có liên quan đến Hiệp định này thông qua việc hiệp thương và đàm phán nhanh chóng và thân thiện.

(2) Nếu vụ tranh chấp không được giải quyết theo cách trên trong vòng 06 tháng kể từ khi một Bên ký kết đưa ra mong muốn bằng văn bản về việc hiệp thương hoặc đàm phán, thì vụ tranh chấp đó theo yêu cầu của một trong các Bên ký kết sẽ được đưa ra Tòa án Trọng tài được thành lập theo các điều khoản của phần phụ lục A của Hiệp định này hoặc, theo thỏa thuận, được đưa ra bất kỳ một Tòa án Quốc tế nào khác.

(Điều 11 – Hiệp định giữa Việt Nam – Australia về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư năm 1991)

* Việt Nam - Malaysia

Nếu tranh chấp không được giải quyết theo như quy định tại phần 1 Điều này trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thông báo cho Bên kia thì Bên ký kết và nhà đầu tư liên quan sẽ đưa tranh chấp ra hoà giải theo thủ tục của Điều lệ hoà giải Luật thương mại quốc tế 1980 của Uỷ ban Liên hợp quốc hoặc đưa ra Trọng tài theo thủ tục của Điều lệ Trọng tài Luật thương mại quốc tế 1976 của Uỷ ban Liên hợp quốc.

(Điều 7 – Hiệp định giữa Việt Nam – Malaysia về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư năm 1992)

Cách giải quyết như trên phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó, nhà đầu tư cũng như nước chủ đầu tư có quyền tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp trên cơ sở công bằng và bình đẳng.

d. Chuyển tiền

Chuyển đổi lợi nhuận ra ngoại tệ: Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam được tự do hơn so với các công ty nước ngoài đa quốc gia trong việc chuyển lợi nhuận thu được tại Việt Nam ra ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam có quyền thông qua việc chuyển đổi ra ngoại tệ thay mặt các công ty nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước không cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi ngoại tệ. Theo Hiệp định Thương mại Song phương, các công ty đa quốc gia của nước ngoài sẽ có quyền chuyển lợi nhuận ra ngoại tệ giống như các công ty Việt Nam;

Việt Nam không hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài chuyển các khoản thu nhập hợp pháp ra khỏi Việt Nam. Đồng tiền Việt Nam vẫn chưa phải đồng tiền tự do chuyển đổi.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Tự do hóa đầu tư ở Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w