Việt nam đã kí và cam kết thực hiện những hiệp định quốc tế nhằm loại bỏ những rào cản và những ưu đãi mang tính phân biệt

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Tự do hóa đầu tư ở Việt Nam (Trang 38)

nhằm loại bỏ những rào cản và những ưu đãi mang tính phân biệt đối xử.

Từ năm 1995 đến nay, cùng với việc tham gia một số tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế, hoạt động hội nhập quốc tế về đầu tư của Việt Nam đã được triển khai nhanh chóng trong khuôn khổ đa phương. Một đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là đồng thời với việc kí tiếp một số hiệp định song phương về tự do hóa đầu tư, Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia các điều ước và diễn đàn quốc tế. Đó là các hiệp định, các chương trình hợp tác trong khuôn khổ ASEAN.APEC,ASEM, tổ chức thương mại quốc tế WTO.Những cam kết này đều đặt ra mục tiêu là từng bước xóa bỏ những rào cản đối với đầu tư nước ngoài theo một lộ trình nhất định.

a. Những cam kết nhằm xóa bỏ những rào cản về tiếp nhận và thành lập. Cam kết thực hiện hiệp đinh TRIMs của WTO: Hiệp định về đối xử quốc gia và những hạn chế về số lượng.

Pháp luật hiện hành Việt nam về xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại của dự án ĐTNN đã phù hợp với một số yêu cầu của hiệp dịnh TRIMs.Theo đó doanh nghiệp ĐTNN được quyền trực tiếp xuất nhập khẩu theo mục tiêu, phạm vi hoat động đã được quy định tại giấy phép đầu tư: được trực tiếp thông qua tại thị trường Việt nam mà không bị giới hạn về số lương và địa bàn tiêu thụ;được phép tiếp cận nguồn ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu

Nhằm tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh đầu tư nước ngoài của khu vực,tháng 10.1998 các nước thành viên đã đạt được thỏa thuận kí kết hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN. Nguyên tắc quan trọng nhất của Hiệp định là thực hiện chế độ đối xử quốc gia(NT) và mở cửa ngành nghề cho các nhà đầu tư theo một lộ trình và với những ngoại lệ trong một số lĩnh vực và vấn đề nhất định. Tùy thuộc vào quy định của điều 7 Hiệp định này:

+ Mở ngay lập tức tất cả các ngành nghề của nước mình cho đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN.

+ Dành ngay lập tức cho các nhà đầu tư ASEAN và đầu tư của họ với tất cả các nghành nghề ,các biện pháp có tác động đến các đầu tư đó, không chỉ giới hạn ở việc tiếp nhận ,thành lập,nắm giữ mở rộng, quản lý,vận hành và định đoạt đầu tư,sự đối xư không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư và đầu tư tương tự ở nước mình.

Ngoài các biện pháp và lĩnh vực được chủ động liệt kê trong danh mục lọai trừ tạm thời(TEL) và Danh mục nhạy cảm(SL) của mình, các nước thành viên sẽ dành Danh mục loại trừ tạm thời bao gồm các lĩnh vực chưa mở cửa hoặc chưa dành NT cho các nhà đầu tư ASEAN trong thời hạn được quy định theo nguyên tắc AFTA+7, có nghĩa là năm 2013 với Việt Nam, 2010 với các nước thành viên cũ và 2015 với Lào, My-an- ma.Danh mục nhạy cảm bao gồm các biện pháp hoặc lĩnh vực chưa thể xác định thời hạn đối xử quốc gia hoặc mở cửa cho các nhà đầu tư ASEAN, nhưng sẽ được các nước thành viên xem xét lại vào năm 2003 để sau đó trong từng thời kì rút ngắn hoặc chuyển sang Danh mục loại trừ tạm thời.

Mở cửa các ngành Dành đối xử quốc gia(NI)

Lĩnh vực TEL SL TEL SL ASEAN 6 Việt Nam ASEAN 6 Việt Nam Sản xuất 2003 2010 Chưa xác định 2003 Không Chưa xác định Nông nghiệp 2010 2013 Chưa

xác định

2010 Không Chưa xác định

Lâm nghiệp 2010 2013 Chưa

xác định

2010 Không Chưa xác định

Ngư nghiệp 2010 2013 Chưa

xác định

2010 Không Chưa xác định Khai khoáng 2010 2013 Chưa

xác định 2010 Không Chưa xác định Dịch vụ liên quan đến các ngành trên 2010 2013 Chưa xác định 2010 Không Chưa xác định (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài (FIA) – Bộ kế hoạch và đầu tư)

 Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương(APEC)

Chương trình hành động OSAKA được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 3 tại Osaka, Nhật Bản, vào tháng 11/1995. Chương trình xác định 15 lĩnh vực được đưa vào kế hoạch hành động tập thể của tất cả các nước thành viên, trong đó có chương trình tự do hóa đầu tư với những mục tiêu tự do hóa và mở cửa đầu tư trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương thông qua việc:

+ Giảm hoặc loại bỏ những hạn chế với đầu tư, thực hiện các hiệp định của WTO, các nguyên tắc đầu tư không ràng buộc của APEC, các hiệp định quốc tế khác có liên quan và bất kì hướng dẫn nào được thỏa thuận chung trong nội bộ APEC.

+ Mở rộng hệ thống các hiệp định đầu tư song phương của APEC.

 Diễn đàn hợp tác Á-Âu(ASEM)

Một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEM là tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và cải thiện các điều kiện đầu tư thông qua việc triển khai Chương trình hành động về xúc tiến đầu tư(IPAP). Mục tiêu tổng thể là xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để gia tăng dòng vốn hai chiều giữa châu Á và châu Âu, triển khai các chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy đầu tư giữa các thành viên, đồng thời tăng cường thiện pháp nhằm cải thiện cơ chế, chính sách và quy định về đầu tư trong khu vực.

 Cam kết thực hiện những cam kết của WTO về chính sách đầu tư và doanh nghiệp: Tại khoản 2 điều XVI hiệp định GATT quy định:Các thành viên không được hạn chế tỉ lệ góp vốn của bên nước ngoài bằng việc quy định tỉ lệ % tối đa của bên nước ngoài hoặc tổng giá trị đầu tư nước ngoài tình đơn hoặc tính gộp.Trước đây, trừ khi pháp luật Việt Nam có quy định khác hoặc sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua cổ

phần doanh nghiệp Việt Nam không quá 30% vốn điều lệ doanh nghiệp .Sau một năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO , hạn chế nói trên đã được loại bỏ,trừ hạn chế đối với ngành ngân hàng và các nghành không đưa vào biểu cam kêt. Đối với các ngành phân nghành khác nêu trong biểu cam kết,tỷ lệ cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được phép mua lại của các doanh nghiệp Việt Nam phải phù hợp với hạn chế về vốn góp nước ngoài quy định tại biểu cam kết (nếu có),kể cả những hạn chế về hình thức đầu tư trong giai đoạn chuyển đổi(nếu có thể áp dụng) b. Những cam kết về xóa bỏ những những hạn chế về hoạt động

(sau khi doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập)

 Việt nam đang nỗ lực xóa bỏ những hạn chế về thương mại:

Cam kết thực hiện hiệp đinh TRIMs của WTO: Pháp luật hiện hành Việt nam về xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại của dự án ĐTNN đã phù hợp với một số yêu cầu của hiệp dịnh TRIMs.Theo đó doanh nghiệp ĐTNN được quyền trực tiếp xuất nhập khẩu theo mục tiêu, phạm vi hoat động đã được quy định tại giấy phép đầu tư:được trực tiếp thông qua tại thị trường Việt nam mà không bị giới hạn về số lương và địa bàn tiêu thụ;được phép tiếp cận nguồn ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu .Bên cạnh đó, từ năm 2000,Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản có liên quan cũng được sửa đổi nhắm đáp ứng hầu hết các nghĩa vụ khác của hiệp định TRIMS, gồm:

+ Cam kết xỏa bỏ yêu cầu bắt buộc xuất khẩu : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cam kết xóa bỏ yêu cầu quản lý ngoại hối với hàng nhập khẩu. + Cam kết xỏa bỏ yêu cầu cân đối xuất nhập khẩu:

+ Loại nỏ yêu cầu bắt buộc đầu tư gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với dự án nước ngoài đầu tư chế biến các sản phẩm sữ dầu thực vật,mía đường,gỗ quy đinh tại danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định 24/2000 /NĐ-CP.

+ Cam kết loại bỏ yêu cầu bắt buộc quy định tại giáy phép đầu tư về thực hiện chương trình nội địa hóa với dự án sản xuất lắp ráp ô tô,xe máy,các mặt hàng cơ khí,điện,điện tủ……

c. Cam kết xóa bỏ những ưu đãi về thuế và trợ cấp. Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng :

(Hiệp định SCM) là một trong các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định được ký cùng với các hiệp định khác của WTO tại Vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.

Hiệp định đưa ra các quy định về việc sử dụng các biện pháp trợ cấp cũng như các quy định về những hành động một thành viên WTO có thể sử dụng để đối phó lại ảnh hưởng của các biện pháp trợ cấp. Theo Hiệp định, một thành viên WTO có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để yêu cầu một thành viên khác rút lại biện pháp trợ cấp mà họ đang áp dụng, hoặc có những phương thức khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của biện pháp trợ cấp đó. Thành viên bị ảnh hưởng cũng có thể thực hiện điều tra riêng của mình và có thể áp một mức thuế nhập khẩu bổ sung (được gọi là thuế chống trợ cấp) đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp mà theo kết quả điều tra gây tổn hại đến ngành sản xuất trong nước.

Hiệp định phân trợ cấp thành hai nhóm: trợ cấp bị cấm và trợ cấp

• Trợ cấp bị cấm: là các khoản trợ cấp yêu cầu người nhận phải đáp ứng được những mục tiêu xuất khẩu nhất định, hoặc phải sử dụng hàng trong nước thay cho hàng nhập khẩu. Chúng bị cấm vì chúng được xây dựng nhằm làm biến dạng thưưong mại quốc tế, và do đó có khả năng tác động tiêu cực đến trao đổi thương mại của các thành viên khác. Những trợ cấp này phải bị dỡ bỏ dần theo một thời gian biểu quy định..

• Trợ cấp có thể áp dụng: đối với những khoản trợ cấp trong nhóm này, nước nguyên đơn phải chứng minh được rằng khoản trợ cấp đó có tác động tiêu cực đối với lợi ích của họ. Nếu không chứng minh được điều đó, khoản trợ cấp được phép áp dụng.

Như vậy,Việt Nam đã không ngừng kí kết và thực hiện những cam kết quốc tế nhằm thực hiện tự do hóa đầu tư,taojra một môi trường đầu tư thông thoáng,ổn định cho các nhà đâu tư.Đặc biệt khi Việt nam gia nhập WTO quá trình đàm phán và đi tới kí kết những cam kết này càng diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam trong những năm qua Luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản có liên quan đã được sửa đổi theo hướng từng bước xóa bỏ những khác biệt và phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Tuy nhiên quá trình thực hiện những cam kết của WTO còn chứa đựng nhiều nội dung chưa phù hợp.Mặc dù đã cam kết rất nhiều các hiệp định quốc tế để đẩy mạnh quá trình tự do song việc thực hiện còn hạn chế.Thực tế Việt Nam theo mô hình kiểm soát đầu tư nghĩa là bảo lưu toàn bộ quyền kiểm soát của quốc gia đối với việc tiếp nhận và thành lập.Vẫn còn nhưng hạn chế về hình thức đầu tư,về hoạt động đầu tư.Quá trình xóa bỏ những rào cản còn đòi hỏi về thời gian và những nỗ lực.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Tự do hóa đầu tư ở Việt Nam (Trang 38)