Thiết lập các tiêu chuẩn tiến bộ đối với hoạt động ĐTNN

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Tự do hóa đầu tư ở Việt Nam (Trang 44)

a. Tiêu chuẩn về không phân biết đối xử, đối xử công bằng và bình đẳng

Theo tiêu chuẩn này, các nước thành viên đối xử với các nhà đầu tư bất kì một nền kinh tế nào không kém ưu đãi hơn so với các nhà đầu tư từ bất kì một nền kinh tế nào khác có cùng hoàn cảnh trong việc thành lập, mở rộng và thực hiện các khoản đầu tư mà không gây tổn hại đến những nguyên tắc quốc tế và nghĩa vụ có liên quan.

Tiêu chuẩn không phân biệt đối xử có hai mức độ: không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác

nhau(MFN) và không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước mình(NT). Theo cam kết về MFN trong đầu tư, một bên ký kết có nghĩa vụ dành cho nhà đầu tư của bên ký kết kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của bất kì nước thứ ba nào trong toàn bộ quá trình đầu tư từ khi thành lập, hoạt động, mở rộng cho đến khi thanh lý hay giải thể hay chấm dứt hoạt động. trong hoạt động đầu tư nước ngoài, NT được hiểu là dành cho nhà đầu tư nước ngoài sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư nước mình.

Cụ thể:

- Theo Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN(FAAIA), điều 7 về “Mở cửa ngành nghề và Đối xử quốc gia” quy định các nước thành viên dành sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư và đầu tư tương tự của nước mình.

Theo điều 8 về “Tối huệ quốc”, mỗi quốc gia thành viên sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà đầu tư và đầu tư của Quốc

gia thành viên khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư và đầu tư của bất kỳ Quốc gia thành viên nào khác đối với tất cả các biện pháp có tác động đến đầu tư.

- Theo Hiệp định TRIMS, các nước kí kết không được áp dụng một số biện pháp bị coi là vi phạm nguyên tắc Đối xử quốc gia như các biện pháp bắt buộc hay điều kiện về quy định một "tỷ lệ nội địa hóa" đối với doanh nghiệp, các biện pháp "cân bằng thương mại " buộc doanh nghiệp phải tự cân đối về khối lượng và trị giá xuất nhập khẩu, về ngoại hối....

- Theo Hiệp định GATS, nếu một nước mở cửa một lĩnh vực dịch vụ cho cạnh tranh nước ngoài thì nước đó sẽ phải dành cơ hội đồng đều cho các nhà cung ứng dịch vụ của tất cả các nước thành viên WTO. Đối với những ngành k mở cửa thì không được phân biệt đối xử giữa các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài với nhau.

b. Sử dụng các công cụ quốc tế để giải quyết tranh chấp trong đầu tư.

Những tranh chấp liên quan tới ĐTNN sẽ được giải quyết kịp thời thông qua tư vấn và đàm phán giữa các bên tranh chấp. Nếu không được thì sẽ thông qua thủ tục trọng tài phù hợp với các cam kết quốc tế của các thành viên hoặc cơ chế trọng tài khác mà hai bên cùng chấp nhận.

Cụ thể:

- Theo Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, trong điều 17 về “Giải quyết tranh chấp”, Nghị định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN sẽ áp dụng đối với bất kỳ tranh chấp hoặc bất đồng

nào phát sinh giữa các Quốc gia thành viên. Khi cần thiết, một cơ chế giải quyết tranh chấp riêng sẽ được thành lập.

- Theo Hiệp định TRIMS, điều 23 quy định khi một bên kí kết nhận thấy lợi ích bị xâm phạm, có thể nêu vấn đề ra trước các bên ký kết. Các bên ký kết có thể tham vấn một số bên ký kết, Uỷ ban Kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc và bất kỳ tổ chức liên chính phủ thích hợp nào khác.

- Theo Hiệp định TRIPS, một hội đồng về những vấn đề thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ để điều hành việc thực thi hiệp định và sự tuân thủ của các thành viên đối với hiệp địnhvà giải quyết tranh chấp sẽ được thành lập.

c. Tiêu chuẩn về chuyển tiền

Để đảm bảo cho các chủ đầu tư được hưởng lợi nhuận và lợi ích từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài, các nước phải cho phép việc thanh toán, chuyển đổi và chuyển về nước hoặc các nước khác các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Cụ thể:

- Theo Hiệp định GATS, một khi đã cam kết mở cửa một ngành dịch vụ cho cạnh tranh nước ngoài thì về nguyên tắc chính phủ không được hạn chế việc chuyển tiền ra nước ngoài dưới danh nghĩa chi trả cho các dịch vụ đã tiêu dùng (“giao dịch vãng lai”) trong ngành này. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ duy nhất được quy định trong hiệp định đó là một nước có thể áp dụng các hạn chế khi gặp khó khăn về cán cân thanh toán, nhưng ngay cả trong trường hợp này thì các hạn chế chỉ có thể được áp dụng tạm thời và phải tuân thủ những hạn chế và điều kiện khác.

- Theo APEC, các nước thành viên đẩy mạnh tự do hóa nhằm cho phép chuyển đổi tự do và nhanh chóng các khoản tiền liên quan tới ĐTNN như lợi nhuận, cổ tức, phí bản quyền, tiền trả nợ và tiền thanh lí tài sản sang đồng tiền chuyển đổi tự do.

d. Tiêu chuẩn về tính minh bạch, rõ ràng, công khai

Các thành viên sẽ công bố nhanh chóng, rõ ràng và dễ tiếp cận tất cả các luật lệ, quy định và chính sách liên quan đến đầu tư.

Trong hầu hết tất cả các cam kết quốc tế đều có điều khoản riêng quy định về tính minh bạch, rõ ràng, công khai.

Cụ thể:

- Theo Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAAN:

Điều 5. Các nghĩa vụ chung

(b) Thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo đảm tính rõ ràng và nhất quán trong việc áp dụng và giải thích các luật, quy định và thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư của nước mình nhằm tạo ra và duy trì một chế độ đầu tư có thể dự đoán trước được trong ASEAN;

(c) Bắt đầu quá trình hỗ trợ, xúc tiến và tự do hoá để có thể đóng góp một cách liên tục và đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu thiết lập môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn

Điều 11. Tính rõ ràng, trong sáng

Mỗi Quốc gia thành viên sẽ thông báo cho Hội đồng AIA thông qua việc xuất bản hoặc bất kỳ phương tiện nào khác, tất cả các biện pháp, luật, quy định và hướng dẫn hành chính có liên quan hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện Hiệp định này. Quy định này cũng áp dụng đối với các hiệp định

quốc tế có liên quan hoặc ảnh hưởng đến đầu tư mà Quốc gia thành viên là một bên ký kết.

Mỗi Quốc gia thành viên sẽ nhanh chóng và ít nhất là mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng AIA bất kỳ sự ban hành hoặc thay đổi nào của luật, quy định và các hướng dẫn hành chính hiện hành có ảnh hưởng một cách đáng kể đến các đầu tư hoặc các cam kết của mình theo Hiệp định này.

Không có quy định nào trong Hiệp định này yêu cầu bất kỳ Quốc gia thành viên nào cung cấp các thông tin mật mà việc tiết lộ chúng có thể làm cản trở việc thi hành luật, hoặc trái với lợi ích công cộng, hoặc có thể làm tổn hại các lợi ích thương mại chính đáng của các doanh nghiệp cụ thể, Nhà nước hay tư nhân.

- Theo Hiệp định TRIMS:

Điều 6: Minh bạch hóa

Đối với các TRIMS, các thành viên khẳng định lại cam kết thực hiện nghĩa vụ về minh bạch hoasvaf thông báo tại Điều X của GATT 1994, về việc thực thi “Thông báo” qui định tại Bản diễn giải về thông báo, tham vấn, giải quyết tranh chấp và giám sát được thông qua ngày 28 tháng 11 năm 1979 và tại quyết định của các Bộ trưởng về các thủ tục thông báo qua ngày 15 tháng 4 năm 1994.

Mỗi thành viên phải thông báo cho Ban thư kí về các ấn phẩm trong đó có thể tìm thấy các biện pháp TRIMS, bao gồm cả các biện pháp được chính quyền khu vực hoặc chính quyền địa phương áp dụng tại địa phương mình.

Mỗi thành viên sẽ xem xét một cách thân thiện các yêu cầu về thông tin và dành cơ hội tham vấn như nhaulieen quan đến các vấn đề phát sinh

từ Hiệp định này khi một Thành viên khác đưa ra. Phù hợp vời Điều X của GATT 1994, không Thành viên nào bị yêu cầu công bố các thông tin nếu việc công bố đó có thể ngăn cản việc thực thi pháp luật hoặc vi phạm vào lợi ích công cộng hoặc gay phương hại đến lợi ích thương mại hợp pháp của một số doanh nghiệp nhất định, dù doanh nghiệp đó là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp quốc doanh.

- Theo GATS, các chính phủ phải công bố tất cả các luật, quy định xác đáng và thiết lập các điểm thông tin trong các cơ quan hành chính của mình. Từ các điểm thông tin này, các công ty và chính phủ nước ngoài có thể lấy thông tin liên quan đến các qui định điều chỉnh ngành dịch vụ này hay ngành dịch vụ khác. Các nước thành viên cũng phải thông báo cho WTO tất cả những thay đổi về qui định điều chỉnh các ngành dịch vụ là đối tượng của các cam kết cụ thể.

e. Bảo hộ khỏi việc tước đoạt quyền sở hữu

Vấn đề được bảo hộ khỏi việc tước đoạt luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư khi đầu tư vào một nước.

Một nguyên tắc đầu tư không ràng buộc được thông qua ở hội nghị Bogor(1994) của APEC là các thành viên sẽ không bị trưng thu các khoản đầu tư nước ngoài hay thực hiện những biện pháp có hậu quả tương tự, trừ trường hợp vì những mục đích xã hội và trên cơ sở không phân biệt đối xử, phù hợp với luật pháp mỗi nước quốc tế, và phải bồi thường đầy đủ và hiệu quả.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Tự do hóa đầu tư ở Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w