Carbon: Thành phần này ít nhiều phụ thuộc vào nhiệt độ cháy và hệ số dư lượng khơng khí trung bình, đặc biệt là khi động cơ hoạt động ở chế độ đầy tải hoặc quá tải.
Dầu bơi trơn khơng cháy: Đối với động cơ cũ thành phần này chiếm tỉ lệ lớn. Lượng dầu bơi trơn bị tiêu hao và lượng hạt bồ hĩng cĩ quan hệ với nhau.
Nhiên liệu chưa cháy hoặc cháy khơng hồn tồn: Thành phần này phụ thuộc vào nhiệt độ và hệ số dư lượng khơng khí.
Sun phát: Do lưu huỳnh trong nhiên liệu bị ơxy hĩa và tạo thành SO2 hoặc SO4. Các chất khác: Lưu huỳnh, calci, sắt, silicon, chromium, phosphor, các hợp chất calci từ dầu bơi trơn.
Thành phần hạt bồ hĩng cịn phụ thuộc vào tính chất nhiên liệu, đặc điểm của quá trình cháy, dạng động cơ cũng như thời hạn sử dụng của động cơ (cũ hay mới). Thành phần bồ hĩng trong sản phẩm cháy của nhiên liệu cĩ thành phần lưu huỳnh cao khác với thành phần bồ hĩng trong sản phẩm cháy của nhiên liệu cĩ hàm lượng lưu huỳnh thấp. Hình 2.3 trình bày thành phần bồ hĩng của loại nhiên liệu diesel cĩ thành phần lưu huỳnh 0,26%. Đối với động cơ đã qua sử dụng trên 10 năm, thành phần bồ hĩng cĩ chứa trên 40% dầu bơi trơn khơng cháy hết như hình 2.4.
Hình 2.3: Thành phần hạt bồ hĩng theo tính chất nhiên liệu
Hình 2.4: Thành phần hạt bồ hĩng của động cơ đã sử dụng trên 10 năm
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự phân bố kích thước hạt cho thấy bồ hĩng trong khí xả tồn tại dưới hai dạng: dạng đơn và dạng tích tụ. Dạng đơn (gam kích thước nhỏ) tồn tại ở nhiệt độ trên 500oC. Ở dạng này, các hạt bồ hĩng là sự kết hợp của các hạt sơ cấp hình cầu (mỗi một hạt sơ cấp hình cầu này chứa khoảng 105-106 nguyên tử cacbon). Dạng đơn này cịn được gọi là thành phần khơng hịa tan. Dạng tích tụ (gam kích thước lớn) do các bồ hĩng liên kết lại với nhau và tồn tại ở nhiệt độ thấp hơn 500oC. Các hạt bồ hĩng này được bao bọc bởi các thành phần hữu cơ nặng ngưng tụ và hấp thụ trên bề mặt hạt: HC chưa cháy, HC bị ơxy hĩa và các hydrocarbure thơm đa phân tử.