II. Đường lối đối ngọai hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới 1 Hòan cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối.
a. Hòan cảnh thế giới.
- Cách mạng KHCN đã thúc đẩy LLSX phát triển nhanh chóng, xuất hiện
2 trung tâm lớn là EU và Nhật Bản, xu thế chạy đua kinh tế đã dẫn đến cục diện hòa hõan giữa các nước lớn.
- Sau thắng lợi của Việt Nam ( 1975), hệ thống XHCN mở rộng, phong trào độc lập dân tộc, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh. Tuy nhiên từ giữa thập kỷ 1970, tình hình kinh tế ở các nước XHCN trì trệ và mất ổn định.
- Các nước Đông Nam Á ký kết hiệp ước “ thân thiện và hợp tác Đông Nam Á” ( Hiệp ước Ba li) ( 2/1976) mở ra cục diện hòa bình, hợp tác trong khu vực.
b. Tình hình trong nước.
Thuận lợi:
Sau năm 1975, đất nước hòa bình thống nhất, cả nước xây dựng CNXH với khí thế của một dân tộc vừa giành được thắng lợi vĩ đại, công cuộc xây dựng CNXH giành đươc 1 số thắng lợi.
Khó khăn:
- Vừa thóat ra khỏi chiến tranh, VN phải đương đầu với chiến tranh biên giới Tây Nam, phía Bắc. Bên cạnh đó các thế lực thù địch không ngừng chống phá cách mạng Việt Nam. Đát nước lâm vào khó khăn nghiêm trọng “ vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh”.
- Sai lầm về đường lối xây dựng CNXH, muốn xây dựng CNXH trong thời gian ngắn dẫn nước ta đến khủng hỏang kinh tế- xã hội.
2. Những kết quả, ý nghĩa cũng như những hạn chế, nguyên nhân của đường lối đối ngọai nước ta từ năm 1975 đên năm 1986 .
a. Kết quả và ý nghĩa.
- Tăng cường quan hệ với các nước XHCN , đặc biệt là Liên Xô, gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế ( khối SEV).
- Tháng 9/1976 trở thành thành viên chính thức IMF, WB, ADB, thành viên chính thức Liên Hiệp Quốc ( tháng 9/1979).
- Mở rộng quan hệ với mộ số nước TBCN ( quan trọng I, không LX sụp đổ, VN chết), 10 năm quan hệ 23 nước.
Ý nghĩa: Tranh thủ viện trợ bên ngòai để phát triển đất nước, tạo tiền đề về sau mở rộng quan hệ kinh tế đối ngọai.
b. Hạn chế và nguyên nhân.
- Hạn chế: Do bị bao vây, cấm vận, quan hệ quốc tế VN gặp nhiều khó khăn. - Nguyên nhân: chưa nắm được xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thọai hòa
hõan và chạy đua kinh tế trên thế giới, do đó không tranh thủ được nhân tố thuận lợi trong quan hệ quốc tế để XD đất nước, kịp thời đổi mới quan hệ đối ngọai. Chúng ta
nặng về ý thức hệ chính trị, chủ quan, duy ý chí trong nhận thức và hành động thực tiễn.