II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn đổi mới.
2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế nguyên nhân của đường lối CN Hở nước ta thời kỳ trước đổi mới là:
kỳ trước đổi mới là:
- Về kết quả: CNH nước ta thời kỳ trước đổi mới diễn ra trong điều kiện kinh tế kế hoạch hóa tập trung, những tiền đề vật chất cần thiết cho CNH còn rất hạn chế và trong điều kiện chiến tranh phá hoại, nhưng cũng đạt được những kết quả quan trọng.
- Xây dựng được những cơ sở công nghiệp bước đầu có ý nghĩa quan trọng để phát triển nhanh hơn giai đoạn tiếp theo.
Ví dụ: so với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5, lần. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành: thủy điện hòa Bình, Gang thép Thái Nguyên, cơ khí Gia Lâm v.v…. - Đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề xấp xỉ 43 vạn người, gấp 19 lần so với 1960.
- Về hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, CNH thời kỳ trước đổi mới cũng còn nhiều hạn chế.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân.
- Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu mới phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội, đất nước không những nghèo nàn mà còn rơi vào trình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội.
Nguyên nhân của tình hình trên là:
+ Về mặt khách quan: VN làm CNH từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, không tập trung sức người, sức của cho CNH. + Về mặt chủ quan: do sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi, bố trí cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất, chủ quan duy ý chí, giáo điều trong nhận thức.