II: ĐƯƠNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954-1975)
b: Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa đường lối:
- Qúa trình hình thành, nội dung và đường lối:
* Tháng 1. 1961 Bộ chính trị quyết định, thay đổi phương châm đấu tranh ở miền Nam , thực hiện phương châm đẩy mạnh các hoạt động vũ trang hơn nữa ở miền Nam , nâng đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, đánh địch bằng 3 mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận.
* Tháng 11.1963 Đảng mở hội nghị TW9 khẳng định con đường CMVN là giành thắng lợi từng bước đẩy lùi địch từng bước, từ khởi nghĩa từng phần kết hợp với chiến tranh CM, phát triển thành tổng công kích, tổng khởi nghĩa. HCM chỉ ra rằng để đập tan lực lượng quân sự chổ dựa chính của nền thống trị địch thì đấu tranh quân sự phải đóng vai trò trực tiếp.
* Tháng 3. 1965 hội nghị TW lần thứ 11 và tháng 12. 1965 hội nghị TW lần thứ 12 đã đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên cả nước.
* Hội nghị TW lần thứ 11 chủ trương: Miền Bắc tiếp tục xây dựng CNXH, vừa chiến đấu bảo vệ miền Bắc đồng thời chi viện đắc lực cho miền Nam, để làm tròn nhiệm vụ ấy Đảng chủ trương:
1: Miền Bắc phải kịp thời chuyển hướng nền kinh tế, nhằm làm cho việc XD kinh tế phù hợp với tình hình mới, bảo đảm yêu cầu chiến đấu và chi viện cho CM miền Nam. Nội dung của chuyển hướng nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp, XD những xí nghiệp, công nghiệp nhỏ vừa, XD phát triển kinh tế theo từng vùng để mỗi vùng tự giải quyết được những nhu cầu của nhân dân. Điều chỉnh lại các chỉ tiêu XD cơ bản trong công nghiệp, chú trọng phát triển giao thông, bưu điện. Chủ trương này nhằm tạo ra hậu cần tại chổ để phục vụ chiến tranh và đảm bảo đời sống của nhân dân.
* Hội nghị TW lần thứ 12 xác định nhiệm vụ của nhân dân ta là phải động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. TW còn nhận định rằng dù Đế quốc Mỹ có đưa vào VN hàng chục vạn quân viễn chinh, nhưng so sách lực lượng giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn, từ đó hội nghị khẳng định: CMVN tiếp tục chiến lược chiến công, tiếp tục
kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị triệt để vận dụng 3 mũi giáp công. TW đã quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc.
* Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở 2 miền trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn, bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc XHCN là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt nhằm đảo bảo chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước ta lúc này là: “tất cả để đánh thắng giặt Mỹ xâm lược”
Ý nghĩa của đường lối:
+ Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ
+ Thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc
+ Thể hiện tư tưởng nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chắc chẽ 2 chiến lược CM trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế.
2:Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm: a: Kết quả và ý nghĩa thắng lợi:
- Kết quả:
Ở miền Bắc: sau 21 năm chiến đấu, miền Bắc đạt được 1 số thành tựu
- Chế độ XHCN bước đầu được hình thành
- Sự nghiệp văn hóa giáo dục được phát triển, con người được quan tâm.
- Ta xây dựng buổi đầu cở sở vật chất kỹ thuật của CNXH gấp nhiều lần những gì CN Đế quốc Pháp để lại.
- Giữ vững được sự ổn định đời sống nhân dân, kể cả trong chiến tranh ác liệt, ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Ở miền Nam:
- Quân và dân miền Nam lần lược đánh bại các chiến lược chiến tranh của Đế quốc Mỹ. Với cuộc tổng tiến công lịch sử mùa xuân 1975 toàn bộ chính quyền địch buộc phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ý nghĩa lịch sử:
Đối với nước ta:
+ Đã quét sạch quân xâm luợc ra khỏi nước ta kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài 1/3 thế kỷ (1945-1975), đưa lại hòa bình thống nhất độc lập cho dân tộc, kết thúc cuộc CM dân tộc – DCND trên vi cả nước, mở ra 1 thời kỳ mới cả nước đi lên CNXH. Đây là 1 trong những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã tăng thêm sức mạnh vật chất, tinh thần thế và lực cho CM và dân tộc VN, để lại niềm tự hào sâu sắc và những kinh nghiệm quý cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước giai đọan sau.
Đối với CM thế giới:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đánh bại 1 cuộc chiến tranh tàn bạo,ác liệt, có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất của CN Đế quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ II. làm phá sản liên tiếp nhiều học thuyết và thủ đoạn chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ, phá vỡ 1 mắt xích quan trọng trong hệ thống thuộc địa của CN Đế quốc ở đông Nam Á.
- Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản CM của Mỹ mở ra sự sụp đỗ không tránh khỏi của CN thực dân mới, góp phần thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới.
- Đây là 1 thắng lợi đi vào lịch sử thế giới như 1 chiến công hiển hách, vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.