Quá trình đổi mới nhận thức về nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu giáo trình đường lối đảng cộng sản (Trang 66)

1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt nam thời kỳ trước đổi mới.

a. Cơ chế kế hoach hóa tập trung quan liêu, bao cấp.

- Khái niệm cơ chế kinh tế: Cơ chế kinh tế hay cơ chế quản lý kinh tế nói chung là hệ thống những tác động có ý thức và có tổ chức của con người đến nền kinh tế, những tác động nầy phản ánh được và đúng quy luật khách quan bảo đảm cho nền kinh tế có thể tự vận động và phát triển kinh tế.

Trước đổi mới kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung với những đặc điểm là:

Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh từ trên xuống dưới.

Ví dụ: từ sản xuất, nguồn vật tư, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy do nhà nước.

Thứ hai, cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình.

Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu, nhà nước quản lý kinh tế kinh tế thông qua chế độ “cấp phát, giao nộp”.

Thứ tư, bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nhiều cấp trung gian vừa kém năng động , vừa sinh ra một đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu.

Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau: - Bao cấp qua giá.

- Bao cấp qua chế độ tem phiếu. - Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn.

Tóm lại, cơ chế kế hoạch hóa tập trung có ưu điểm là tập tập được các nguồn lực vào việc thực hiện mục tiêu chủ yếu từng giai đoạn cụ thể ( như ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ), nhưng lại thủ tiêu cạnh tranh, kiềm hãm tiến bộ khoa học- công nghệ, triệt tiêu động lực đối với người lao động .v.v....làm cho nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng.

b. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng nói trên, nước ta đã có từng bước cải tiến nền kinh tế theo hướng thị trường: chỉ thị 100 CT/TW, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nghị quyết TW II ( khóa IV) về phân phối lưu thông, Nghị quyết TW8 ( Khóa V) về Giá – lương – tiền, Nghị định 25 CP của chính phủ v.v...và cuối cùng đến đại hội toàn quốc lần thứ VI đổi mới hoàn toàn.

2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới. a. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ đại hội VI đến đại hội VIII.

Thứ nhất, kinh tế thị trường (KTTT) không phải là cái riêng có của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

Thứ hai, KTTT còn tồn tại khách quan trọng thời kỳ quá độ lên CNXH. Thứ ba, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta.

b. Tư duy của Đảng về KTTT từ Đại hội IX đến Đại hội X.

Đại hội IX của Đảng ( tháng 3- 2001 ), xác định mô hình kinh tế tổng quát nước ta trong thời kỳ quá độ là: “Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận

hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, hay kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Nói KTTT định hướng XHCN có nghĩa là nền kinh tế ta không phải là nền

kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp, cũng không phải là nền kinh tế tự do theo kiểu các nước TBCN, cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường XHCN.

Đó là một “hình thức tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị

trường, vừa dựa trên cơ sở dẫn dắt chi phối bởi những nguyên tắc và bản chất của CNXH”. Định hướng XHCN nước ta thể hiện ở 4 tiêu chí là:

- Về mục đích phát triển: nhằm thực hiện mục tiêu “ dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, giải phóng mạnh mẽ LLSX và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.

- Về phương hướng phát triển: Phát triển các thành phần kinh tế, trong đó

kinh tế nhà nước giử vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giử vai trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân.

- Về định hướng xã hội và phân phối: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, trong từng bước đi và từng chính sách, tăng trưởng kinh tế gắn bó chặt chẽ với giải quyết vấn đề xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.

- Về quản lý: phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

II. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước

1. Về mục tiêu và quan điểm cơ bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu giáo trình đường lối đảng cộng sản (Trang 66)