Kết quả, ý nghĩa, hạn chế, nguyên nhân.

Một phần của tài liệu giáo trình đường lối đảng cộng sản (Trang 71)

- Thể chế kinh tế: Thể chế kinh tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống

3.Kết quả, ý nghĩa, hạn chế, nguyên nhân.

a. Kết quả, ý nghĩa.

- Một là, Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển từ 1 nền kinh tế kế họach hóa sang nền KTTT định hướng XHCN. Đường lối đổi mới đã được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế hình thành và phát triển.

- Hai là, chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng trong và ngòai nước vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Ba là, các lọai thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trên phạm vi cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới.

- Bốn là, gắn việc phát triển kinh tế với việc giải quyết vấn đề xã hội, xóa đói

giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực.

b. Hạn chế và nguyên nhân. Hạn chế.

- Quá trình xây dựng và hòan thiện thể chế KTTT định hướng XHCN còn chậm chưa theo kịp yêu cầu công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thống nhất.

- Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong DNNN chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển làm thất thóat tài sản nhà nước khi cổ phần hóa.

- Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước còn thấp. Cải cách hành chính chậm, chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra. Tham nhũng quản lý, lãng phí quan liêu còn nghiêm trọng.

- Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội đổi mới chậm, chất lượng dịch vụ, y tế giáo dục đào tạo còn chậm. Nhiều vấn đề xã hội môi trường bức xúc chưa giải quyết.

- Việc xây dựng thể chế KTTT định hướng XHCN là vấn đề mới chưa có tiền lệ trong lịch sử, nhận thức về KTTT định hướng XHCN còn nhiều hạn chế do công tác lý luận chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.

- Năng lực thể chế hóa và quản lý, tổ chức thực hiện của nhà nước còn chậm, nhất là trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc.

- Vai trò tham gia họach định chính sách, thực hiện và giám sát, thực hiện của các cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc, các đòan thể chính trị, các tổ chức xã hội nghề nghiệp còn yếu.

Tóm tắt:

1. Quá trình hình thành tư duy về nền kinh tế thị trường nước ta gắn liền với việc nhận thức lại cơ chế kinh tế thời kỳ kế hoạch hóa tập trung trường đây; nhưng thành tựu và hạn chế của nó và nhu cầu khách quan của việc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Thể chế kinh tế thị trường nước ta bao gồm các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường, các bên tham gia với tư cách là những chủ thể, cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn, các thị trường hàng hóa được giao dịch .v.v....

3. Kinh tế thị trường nước ta là nền kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự dẫn dắt, chi phối bởi bản chất và những nguyên tắc của CNXH: về mục tiêu phát triển, về phân phối thu nhập, về thành phần kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế v.v...

4. Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường nước ta những năm qua đã mang lại những hiệu quả tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng bộc lộ nhiều hạn chế đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hơn nữa như: thống nhất về mặt nhận thức, hoàn thiện về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh, hình thành và phát triển đồng bộ nhiều loại thị trường, hoàn thiện vai trò quản lý của nhà nước v.v...

1. Những đặc điểm và những mặt tích cực, hạn chế của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa thời kỳ trước đổi mới của nước ta trước đây là gì ?

2. Phân tích quá trình đổi mới tư duy về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội X của Đảng ?

3. Trình bày những điểm cơ bản về thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta ?

4. Những mục tiêu, quan điểm của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta là gì ?

5. Các chủ trương và giải pháp để tiếp tục hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN nước ta trong giai đoạn tới là gì ?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung nước ta có những đặc trưng cơ bản nào sau đây:

a. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính.

b. Các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

c. Quan hệ hàng – tiền bị coi nhẹ, quan hệ hiện vật là chủ yếu. d. Cả a,b,c đều đúng.

2. Chế độ bao cấp được thực hiện dưới những hình thức chủ yếu nào: a. Bao cấp qua giá.

b. Bao cấp qua chế độ tem phiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách. d. Cả a,b,c đều đúng.

3. Tư duy về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII thể hiện ở những mặt nào sau đây:

a. Khẳng định KTTT không phải là cái riêng có của CNTB. b. KTTT tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ.

c. Có thể và cần thiết sử dụng KTTT trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.

d. Cả a,b,c đều đúng.

4. Xét về bản chất kinh tế thị trường định hướng XHCN và TBCN là hoàn toàn giống nhau. Quan niệm trên đúng hay sai ?

a. Đúng b. Sai

c. Vừa đúng, vừa sai. d. Không thể so sánh.

5. Xét về bản nguyên tắc vận hành kinh tế thị trường định hướng XHCN và TBCN là hoàn toàn giống nhau. Quan niệm trên đúng hay sai ?

a. Đúng b. Sai

c. Vừa đúng, vừa sai. d. Không thể so sánh.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI I. Câu tự luận I. Câu tự luận

Một phần của tài liệu giáo trình đường lối đảng cộng sản (Trang 71)