Thành phần các kim loại

Một phần của tài liệu Hành vi địa hóa của ASEN trong nước dưới đất khu vực phía tây Hà Nội (Trang 45)

Dựa theo kết quả phân tích 53 mẫu của Đặng Mai và 184 mẫu của Bùi Hữu Việt đƣợc lấy trong khu vực, học viên đã tổng hợp các đặc trƣng thống kê hàm lƣợng các kim loại Cr, Mn, Fe, Cu, Zn , Cd, Sb, Hg, Pb, Ni và As (bảng 3.4). Nồng độ các kim loại Mn, As, Fe, Cu, Zn, Cd, Sb, Hg, Pb có sự biến động khá lớn về hàm lƣợng (hệ số biến phân dao động từ 144 - 342%). Theo QCVN 09:2008/BTNMT và TCVN 5502:2003 giới hạn hàm lƣợng các kim loại cho phép thứ tự nhƣ sau: Cr(50ppb), Mn(500ppb), Hg(1ppb), Fe(5000ppb), Cu(1000ppb), Zn(3000ppb), Cd(5ppb), Sb(5ppb), Hg(1ppb), Pb(10ppb), Ni (1ppb) thì các mẫu nƣớc ngầm trong khu vực chƣa có dấu hiệu ô nhiễm bởi hàm lƣợng các kim loại nhƣ Cr, Cu, Zn, Cd và Sb. Tuy nhiên, trong khu vực nhiều mẫu có hàm lƣợng các kim loại cao hơn tiêu chuẩn cho phép (TCCP) nhƣ Fe, Mn, Pb, Hg đặc biệt là As. Hàm lƣợng As dao động trong khoảng rất lớn từ 0,02 - 392,4ppb (hệ số biến phân - 216%), có nhiều mẫu có hàm lƣợng As rất cao, gấp từ 10-30 lần so với tiêu chuẩn nƣớc sinh hoạt do WHO quy định (10ppb) trong khi một số thấp hơn tiêu chuẩn nhiều (nhỏ hơn 1ppb).

Bảng 3.4. Các đặc trƣng thống kê hàm lƣợng các kim loại trong nƣớc dƣới đất

Thành phần các

nguyên tố (ppb) Min Max Av Me S V (%)

Cr 1,00 60,00 19,33 20,38 10,71 55,40 Mn 2,00 5917,15 283,60 76,00 629,58 244,21 Fe 1,16 23614,91 4422,59 2178,07 6166,69 139,44 Cu 0,04 76,00 16,38 8,00 15,92 97,16 Zn 1,03 484,00 44,77 17,45 74,77 167,00 As 0,02 392,42 28,77 4,71 62,16 216,05

45 Thành phần các

nguyên tố (ppb) Min Max Av Me S V (%)

Cd 0,00 1,54 0,12 0,05 0,22 187,93

Hg 0,02 173,63 1,37 0,29 11,59 843,52

Pb 0,03 47,60 4,93 1,58 7,78 157,71

Sb 0,01 6,85 0,94 0,30 1,49 159,24

Ni 8,00 156,00 62,90 64,50 32,40 52,00

Hàm lƣợng của một số kim loại cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép có thể do sự ảnh hƣởng cơ bản của thành phần đất đá đến tầng nƣớc ngầm khi có quá trình phong hóa, bào mòn hợp chất chứa các kim loại theo dòng nƣớc ngầm và do đặc tính di động khác nhau của các kim loại. Ngoài ra, các kim loại này cũng có thể đƣợc thải ra từ các làng nghề hoặc từ khu công nghiệp, chúng bị rửa trôi theo nguồn nƣớc mƣa và hòa vào các dòng sông theo hệ thống sông ngòi trên, tích tụ làm gia tăng hàm lƣợng chúng trong nguồn nƣớc ngầm.

46

CHƢƠNG 4: HÀNH VI ĐỊA HÓA CỦA ASEN TRONG NƢỚC DƢỚI ĐẤT KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hành vi địa hóa của ASEN trong nước dưới đất khu vực phía tây Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)