Khu vực phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) đang dẫn đầu các địa phƣơng vùng đồng bằng sông Hồng và cả nƣớc về phát triển làng nghề, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Trong những năm gần đây, các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, các ngành nghề công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp - gọi là ngành nghề nông thôn của tỉnh đã có bƣớc tăng trƣởng khá cả về số lƣợng và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Hà Tây quy định làng nghề phải có 50% số lao động sản xuất trong các ngành nghề nông thôn và thu nhập từ ngành nghề nông thôn chiếm từ 50% trở lên so với tổng thu nhập chung của làng. Với tiêu chí đó, tính đến tháng 9/2006, toàn tỉnh có 219 làng đƣợc UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề. Số làng chƣa đạt tiêu chí trên gọi là làng có nghề. Đáng chú ý, Hà Tây đã có tới 30 xã nghề, với 100% số làng đạt tiêu chí làng nghề. Làng nghề và các ngành nghề trong các làng có nghề khá đa dạng. Các làng nghề đƣợc phân thành 6 loại ngành nghề sản xuất khác nhau nhƣ sau:
- Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm: Nằm chủ yếu ở các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức, mà điển hình nhất là 3 xã Cát Quế, Dƣơng Liễu, Minh Khai (huyện Hoài Đức). Tại đây có những sản phẩm chính là tinh bột sắn, dong, miến dong, bún gạo khô, đƣờng mạch nha.
- Các làng nghề dệt nhuộm: Tập trung ở khu vực ven đô và Thành phố Hà Đông, điển hình là các xã Dƣơng Nội, La Khê, Vạn Phúc, Đa Sỹ, Kiến Hƣng. Sản phẩm chính là lụa tơ tằm, vải lụa các màu và in hoa. Trƣớc kia sản xuất manh mún, nay đã hình thành và phát triển nhiều tổ hợp tác, công ty TNHH với quy mô vài chục tới vài trăm công nhân.
25
- Các làng nghề cơ kim khí: Điển hình là các xã Phùng Xá - huyện Thạch Thất, thôn Đa Sỹ - xã Kiến Hƣng, Thành phố Hà Đông. Tại đây đã hình thành những tổ hợp về gia công cơ khí đúc cán thép phế liệu. Tái chế kim loại là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trƣởng kinh tế của làng nghề và nâng cao mức sống của ngƣời dân. Sản phẩm chính là hàng kim khí.
- Các làng nghề mây tre đan, sơn mài, điêu khắc, đồ gỗ: có tại các xã nhƣ Phú Nghĩa, Trƣờng Yên, Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên); Duyên Thái, Nhị Khê, Vạn Điểm (huyện Thƣờng Tín); Phú Yên, Đại Thắng (huyện Phú Xuyên), Sơn Đồng (Hoài Đức), Chàng Sơn, Hữu Bằng (Thạch Thất). Các sản phẩm chính là mây tre đan, hàng sơn mài, điêu khắc gỗ.
- Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: nằm tại các xã ven sông Hồng nhƣ Hồng Vân (huyện Thƣờng Tín), Khai Thái, Quang Lãng (huyện Phú Xuyên) đƣợc hình thành trong khoảng thời gian khoảng chục năm trở lại đây nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng cho ngƣời dân trong vùng. Sản phẩm chính là gạch viên, gạch ngói.
Các làng nghề chăn nuôi: nằm tại các xã thuộc huyện Đan Phƣợng, xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai),... Đây là các làng nghề điển hình chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nƣớc có 52 nhóm các ngành nghề nông thôn thì tại Hà Tây đã có tới 44 nhóm. Thực tế nêu trên đã khẳng định, Hà Tây dẫn đầu cả nƣớc về phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn. Làng nghề, ngành nghề nông thôn phát triển đã thu hút ngày càng nhiều các hộ nông dân, lao động nông nhàn tham gia, góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động ngay trên địa bàn theo hƣớng tích cực.
Nếu nhƣ trƣớc đây, sản xuất các ngành nghề nông thôn chủ yếu theo quy mô hộ gia đình. Ngày nay, nơi nào, vùng nào có làng nghề, nơi đó xuất hiện các loại hình doanh nghiệp, thấp là các tổ hợp tác, cao hơn là Hợp tác xã, công ty TNHH,
26
công ty cổ phần; có nơi đã thành lập Hội Ngành nghề. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 1.100 doanh nghiệp, phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ, hoạt động rất có hiệu quả.
Tuy nhiên, song song với sự phát triển kinh tế làng nghề nêu trên, công tác bảo vệ môi trƣờng làng nghề vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong việc quản lý, giám sát các nguồn thải.