5. Kết cấu của đề tài
1.10. Kế toán chi phí khác
1.10.1. Nội dung:
Chi phí khác bao gồm các khoản chi phí sau:
- Chi phí thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhƣợng bán (nếu có).
- Chênh lệch đánh giá lại vật tƣ, hàng hóa, tài sản cố định đƣa đi góp vốn liên doanh, đầu tƣ vào công ty liên kết, đầu tƣ dài hạn khác
- Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
- Các khoản chi phí do kế toán ghi nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán. - Các khoản chi phí khác.
1.10.2. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 811 – chi phí khác
Kết cấu:
Bên Nợ:
Các khoản chi phí khác phát sinh
Bên Có:
Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác đinh kết quả kinh doanh”
Tài khoản 811 không có số dƣ cuối kỳ
1.10.3. Trình tự hạch toán:
211,213 811 911 Nguyên giá Giá trị còn lại của tài sản K/c chi phí khác để xác TSCĐ thanh lý, nhƣợng bán định kết quả kinh doanh 214
Giá trị hao mòn 111,112
Chi phí thanh lý, nhƣợng bán tài sản 111,112,141..
Tiền phạt do vi phạm hợp đồng
333
Bị truy thu thuế, phạt thuế
1.11. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 1.11.1 Nội dung:
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận của một kỳ.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc: - Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm
- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã đƣợc ghi nhận từ các năm trƣớc.
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:
- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm
- Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã đƣợc ghi nhận trong các năm trƣớc.
1.11.2. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Kết cấu:
Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lai phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trƣớc phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trƣớc
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có tài khoản 8212 lớn hơn số phát sinh bên Nợ Ttài khoản 8212 - “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong năm vào bên Có tài khoản 911 - “ Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp đƣợc giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong năm
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đƣợc ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của năm trƣớc đƣợc ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện hành
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại đƣợc hoàn lại trong năm)
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả đƣợc hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm)
- Kết chuyển chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản đƣợc ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào bên Nợ tài khoản 911 - “ Xác định kết quả kinh doanh”
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ tài khoản 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có tài khoản 8212 - “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong năm vào bên Nợ tài khoản 911 - “ Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 821 không có số dư cuối năm
1.11.3. Trình tự hạch toán:
3334 821 3334
Hàng quý xác định thuế TNDN Cuối năm, số chênh lệch giữa hiện hành tạm phải nộp số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp Cuối năm, số chênh lệch giữa số
thuế TNDN phải nộp lớn hơn số Phát hiện sai sót không trọng thuế TNDN phải tạm nộp yếu năm trƣớc
Phát hiện sai sót không trọng yếu 347 năm trƣớc
Hoàn nhập số thuế TNDN hoãn lại phải trả
347
Thuế TNDN hoãn lại phải trả ghi 243 bổ sung trong năm
Bổ sung tài sản thuế TNDN hoãn lãi
243
Hoàn nhập tài sản thuế TNDN 911 hoãn lại trong năm Kết chuyển chi phí thuế
TNDN hiện hành 911
Cuối năm, kết chuyển chênh lệch số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có TK 821
sơ đồ 1.19. Trình tự hạch toán tài khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1.12. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
Sau một kỳ kế toán, doanh nghiệp cần xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ với yêu cầu chính xác và kịp thời.
Doanh thu thuần về bán hàng = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ và cung cấp dịch vụ và cung cấp dịch vụ doanh thu
Lợi nhuận gộp về bán = Doanh thu thuần về - Giá vốn hàng và cung cấp dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ hàng bán
Lợi nhuận thuần từ = LN gộp + (DTTC – CPTC) - (CPBH + CPQLDN) hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
Tổng lợi nhuận kế toán = Lợi nhuần thuần từ hoạt + Lợi nhuận khác trƣớc thuế động kinh doanh
1.12.2. Nguyên tác hạch toán:
- Phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của từng kỳ theo đúng quy định, quy chế quản lý hành chính.
- Kết quả hoạt động kinh doanh phải đƣợc hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động cụ thể. Trong từng hoạt động cụ thể có thể chi tiết theo từng loại sản phẩm, loại hàng, từng dịch vụ.
- Các khoản doanh thu và thu nhập khác đƣợc kết chuyển vào tài khoản 911 là doanh thu thuần và thu nhập thuần.
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Kết cấu:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí tài chính và chi phí khác - Chi phí thuế thu nhâp doanh nghiệp
- Số lãi trƣớc thuế của hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Bên Có:
- Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ - Doanh thu tài chính và thu nhập khác
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 911 không có số dƣ cuối kỳ
632 911 511,512 Cuối kì k/c giá vốn hàng bán Cuối kì k/c doanh thu
Thuần
635 515 Cuối kì k/c chi phí tài chính Cuối kì k/c doanh thu tài chính
641 711 Cuối kì k/c chi phí bán hàng Cuối kì k/c doanh thu
khác
642 421 Cuối kì k/c chi phí QLDN Kết chuyển lỗ phát sinh trong kì
811
Cuối kì k/c chi phí khác 821
Cuối kì k/c chi phí thuế TNDN 421
Kết chuyển lãi phát sinh trong kì
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY
2.1. Khái quát về chi nhánh công ty FOCOCEV tại Nha Trang:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh:
Công ty FOCOCEV tại Nha Trang là chi nhánh con của Công ty FOCOCEV, trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Vài nét về trụ sở chính công ty FOCOCEV:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực phẩm và đầu tƣ FOCOCEV là doanh nghiệp nhà nƣớc, trực thuộc Bộ Công Thƣơng, giữ quyền chi phối các đơn vị trực thuộc và các công ty con, hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp nhà nƣớc và điều lệ công ty.
Tiền thân của công ty FOCOCEV là công ty thực phẩm miền trung, là một doanh nghiệp nhà nƣớc theo thông báo số 204/TB ngày 24/7/1993 trên cơ sở công ty thực phẩm Đà Nẵng thành lập ngày 17/9/1975 tại quyết định số 73/NT_QĐ1của Bộ trƣởng Bộ Thƣơng Mại (nay là Bộ Công Thƣơng), thuộc Tổng công ty thực phẩm trụ sở đóng tại Thành phố Đà Nẵng.
Ngày 13/3/2002 theo quyết định số 0260/QĐ_BTM, đổi tên công ty thực phẩm miền trung thành công ty thực phẩm và đầu tƣ công nghệ và bổ sung thêm chức năng kinh doanh, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.
Ngày 10/11/2004 căn cứ quyết định số 1651/QĐ/BTM chuyển trụ sở văn phòng làm việc công ty từ: 64 Trần Quốc Toản, Tp.Đà Nẵng đến 102 Lê Thị Riêng, phƣờng Bến Thành, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.
Ngày 09/10/2007 căn cứ quyết định số 1016/QĐ_BCT, của Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng sáp nhập công ty Xuất Nhập Khẩu tổng hợp III vào công ty thực phẩm và đầu tƣ công nghệ.
Ngày 26/10/2007 căn cứ quyết định số 625/CTHC, của Tổng Giám Đốc về việc thành lập chi nhánh công ty thực phẩm và đầu tƣ công nghệ tại Nha Trang.
Chi nhánh công ty FOCOCEV tại Nha Trang trực thuộc công ty FOCOCEV thuộc Bộ Công Thƣơng, trên cơ sở các đơn vị trực thuộc cty xuất nhập khẩu tổng họp III cũ gồm:
- Các phòng chức năng thuộc cty Xuất Nhập Khẩu tổng hợp III - Xí nghiệp chế biến hạt điều Diên Phú
- Khách sạn Phƣợng Hoàng
Qua hơn 35 năm hình thành và phát triển, công ty luôn chú trọng đoàn kết nội bộ, uy tín với khách hàng, tuyển chọn và đào tạo, phát triển đội ngũ công nhân viên, mở rộng lĩnh vực phạm vi hoạt động.
Những thông tin chính của chi nhánh FOCOCEV Nha Trang:
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
a) Chức năng: Chi nhánh kinh doanh chủ yếu các mặt hàng sau: - Kinh doanh sơ chế, gia công hạt điều, sắn tƣơi
Tên công ty: Chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực phẩm và đầu tƣ FOCOCEV tại Nha Trang
Tên viết tắt: FOCOCEV
Địa chỉ: 29 đƣờng 2/4, phƣờng Vạn Thạnh, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Theo quyết định số: 625/CTHC ngày 26/10/2007 của Tổng Giám Đốc
Điện thoại: 058-3824135 Fax: 058-3821914
Mã số thuế: 0400101588018 Email: nhatrangfcc@fococev.com Giám đốc: Trần Thanh Sơn
- Kinh doanh khách sạn
- Cho thuê kho bãi, văn phòng b) Nhiệm vụ:
- Bảo vệ chi nhánh, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trƣờng, thực hiện các điều khoản qui định, điều kiện hành nghề trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Làm tốt công tác phòng chống cháy nổ, thiên tai, đảm bảo an toàn lao động, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nghĩa vụ an ninh quốc phòng.
- Chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ, pháp luật nhà nƣớc và qui định của tổng công ty.
- Có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với tổng công ty.
2.2. Tổ chức quản lý và sản xuất tại chi nhánh:
2.2.1.Tổ chức bộ máy quản lý:
TỔNG CÔNG TY
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÕNG KẾ TOÁN
PHÒNG KINH DOANH PHÕNG TÔ CHỨC
XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU DIÊN PHÚ
KHÁCH SẠN PHƢỢNG HOÀNG
QUAN HỆ CHỈ ĐẠO
QUAN HỆ PHỐI HỢP
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý tại chi nhánh 2.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: a) Ban giám đốc:
Gồm Giám đốc và Phó Giám đốc
- Giám đốc: ngƣời đứng đầu chi nhánh do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Là ngƣời lãnh đạo trực tiếp sản xuất, kinh doanh; là ngƣời giao nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch, kinh doanh cho các bộ phận, phòng ban; đồng thời giám sát việc sử dụng vốn, lao động và đại diện cho công ty trong các đối nội đối ngoại, ký kết hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
- Phó Giám đốc là ngƣời giúp việc cho Giám đốc, tham mƣu cho Giám đốc các công việc trong công ty.
b) Phòng tổ chức:
- Nghiên cứu và đề xuất với Giám đốc chi nhánh về sắp xếp, bố trí lực lƣợng lao động phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của chi nhánh;
- Nghiên cứu, vận dụng các quy định của Nhà nƣớc để thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với ngƣời lao động nhƣ: tiền lƣơng, tiền thƣởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… khen thƣởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch sử dụng cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ và thời gian nghỉ ngơi đối với ngƣời lao đông;
- Quản lý cán bộ, hồ sơ lý lịch cán bộ, công nhân viên theo quy định; - Thực hiện công tác hành chính, văn thƣ lƣu trữ và công tác lễ tân; - Xây dựng và triển khai công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác phòng chống cháy nổ, thiên tai, bảo vệ doanh nghiệp, an ninh quốc phòng.
c) Phòng tài chính kế toán:
- Giúp lãnh đạo chi nhánh quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và kiểm tra, giám sát công tác tài chính kế toán của chi nhánh; - Thực hiện công tác kế toán trong chi nhánh theo qui định của Luật Kế toán hiện hành;
- Độc lập trong chuyên môn nghiệp vụ;
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế đố kế toán;
- Tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ về tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp
- Kiểm tra và giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán;
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mƣu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của chi nhánh; - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật, của công ty và của chi nhánh;
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý.
d) Phòng kinh doanh:
- Tham mƣu, đề xuất kiến nghị giúp lãnh đạo chi nhánh có đầy đủ thông tin ra quyết định về tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện các phƣơng án kinh doanh đã đƣợc lãnh đạo chi nhánh phê duyệt;
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ của chi nhánh;
- Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của chi nhánh hàng tháng, quý, năm để phục vụ cho việc lãnh đạo điều hành của chi nhánh;
- Nghiên cứu, đánh giá, phân tích, dự đoán tình hình thị trƣờng để báo lãnh đạo đƣa ra quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp;