- Tất cả các spare part đều nằm tại kho chính và có nhân viên phụ trách, quản lý việc xuất/nhập.
- 100% không sảy ra tình trạng thất thoát.
- Xác lập và xem xét định kỳ hệ thống tồn kho an toàn hạn chế đến mức tối đa thiết bị không thể vận hành do thiết spare part.
- Chủ động trong việc xuất nhập và đặt hàng do có nhân viên chuyên trách và có chuyên môn bảo trì.
3.2.6.2 Thực tế và giải pháp:
Hiện tại hệ thông quản lý spare part như đã trình bày ở phần 2 được chia làm 2 phần riêng biệt, điều này gây khó khăn trong quá trình sử dụng, bảo quản và dẫn đến việc hao tốn các nguồn lực đặc biệt là về vấn đề chi phí đặt mua, chi phí bải quản, thất thoát trong quá trình sử dụng. Chờ spare part do nhân viên mua hàng không đáp ứng được tiến độ và yêu cầu đặt hàng do thiếu kiến thức chuyên môn, không nhân thức được tầm quan trọng của yêu cầu đặt hàng (thuộc bộ phận khác- Logistic) trong một số trường hợp. Để khắc phục triệt để vấn đề này, cần:
- Chuyển kho spare part (hiện nằm tại WH của nhà máy) về cho bộ phận bảo trì quản lý.
- Gom các spare part của EMC và SMT về làm 1
- Gom tất cả các spare part 67000 đang nằm rãi rác tại các line về kho chính, áp dụng cho tất các bộ phận SMT (MIC, REC, PART), EMC
- Chuẩn hóa các thông số quản lý
- Phân loại spare part: còn sử dụng, ít sử dụng, không sử dụng, không được nhận biết
- Thiết lập hệ thống tồn kho an toàn cho toàn nhà máy
- Cử nhân viên chuyên trách phụ trách kho trong các vấn đề xuất nhập, cung ứng, đặt hàng, quản lý, bảo quản….
- Nhân viên phụ trách mua hàng cần là người chuyên trách, có chuyên môn và thuộc biên chế của phòng bảo trì
3.2.7.1 Hệ thống tài liệu bộ phận EMC
Xác định các tài liệu cần lưu trữ:
- Hồ sơ thiết bị (cấu trúc, sơ đồ, cách thức vận hành, danh sách spare part, nhà cung ứng…).
- Lý lịch thiết bị (ngày xuất xưởng, ngày chuyển giao, trình trạng, sửa chữa, điều chỉnh, thay thế, các thông số cài đặt chuẩn…).
- Cải tiến trên thiết bị (thông tin cải tiến, khu vực/thiết bị được cải tiến/ngày cải tiến, người chịu trách nhiệm, tình trạng trước và sau cải tiến).
- Lịch bảo dưỡng thiết bị.
- Hướng dẫn bảo dưỡng thiết bị.
Nơi lưu trữ và hình thức lưu trữ: - File mềm trên máy tính.
- File cứng trong các tủ hồ sơ.
Thời gian lữu trữ:
- Hồ sơ thiết bị-vĩnh viễn và được cập nhật liên tục. - Phiếu yêu cầu sửa chữa-1 tháng.
- Lý lịch thiết bị-5 năm đối với file cứng và vĩnh viễn đối với file mềm.
- Hồ sơ thiết bị-vĩnh viễn. - Hồ sơ cải tiến-vĩnh viễn.
3.2.7.2 Thực tế vào giải pháp:
Hồ sơ thiết bị:
- Có nhưng chưa đầy đủ cho tất cả các thiết bị (đặc biệt là các bản vẽ cho các chi tiết máy).
- Có nhưng thiếu thông tin cho từng thiết bị.
- Có nhưng không được cập nhật định kỳ hoặc cập nhật khi có thay đổi. Ví dụ: Thay đổi vật liệu spare part, thay thiết kế máy, thay đổi nhà cung ứng, cải tiến, không sử dụng nữa, sử dụng cho mục đích khác.
Lý lịch thiết bị:
Hồ sơ cải tiến:
- Cải tiến được thực hiện khá tùy tiện trên thiết bị do nhận thức chưa tốt của người vận hành, nhân viên kỹ thuật và một số cán bộ quản lý dẫn đến tình trạng mất kiểm soát do thiếu hướng dẫn và đào tạo
Chương trình bảo dưỡng
- Không phù hợp với điều kiện thực tế
- Thiếu sự thông tin, thông báo và cam kết thực hiện - Không thể triển khai do thiếu sự hợp tác
Hướng dẫn bảo dưỡng
- Chỉ có trên một số rất ít thiết bị
o Giải pháp:
- Xác định các tài cần lưu trữ. - Xác định thời hạn lưu trữ. - Xác định khu vực/nơi lưu trữ. - Xác định cách thức lưu trữ.
- Xây dựng qui trình, thủ tục, hướng dẫn lưu trữ cho các loại tài liệu.
- Xác định thời gian xem xét và cập nhật. - Xây dựng các biểu mẫu chuẩn.
- Rà soát lại tất cả các nguồn tài liệu, bổ sụng những thứ còn thiếu, hủy các tài liệu không phù hợp.
3.2.8 Cải tiến qui trình thay đổi sản phẩm
3.2.8.1 Ví dụ về qui trình thay đổi sản phẩm tại nhà máy chính ở Đan Mạch
Bảng 3.1: Bảng kết quả qui trình thay đổi sản phẩm tại nhà máy tại Đan Mạch St
t
Hạng mục Hiện tại Chỉ tiêu Kết quả Tỉ lệ % đạt được
1 Rút ngắn thời gian thay đổi sản phẩm
37 phút Giảm 50%
việc
3 Cải thiện hoạt động 5S 0,5 điểm 2 điểm 1,5 điểm 75% 4 Giảm số lượng sản phẩm trong một mẽ hàng 2000 sản phẩm Giảm 50% 1000 sản phẩm 100%
Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Sonion Việt Nam
Trước cải tiến,
- Thiết bị dừng 37 phút cho mỗi lần đổi.
- Các cả các hoạt động đều diễn ra bên trong, nghĩa là trong lúc máy dừng.
- Hầu như không có sự chuẩn bị cho việc thay đổi. - Di chuyển quá nhiều.
- Thời gian chờ để vận hành thiết bị lâu.
Phương pháp áp dụng để cải tiến (Phương pháp SMED-Single minutes exchange mold):
- Quan sát, đo lường và biểu đồ hóa.
- Tách các hoạt động bên ngoài từ các hoạt động bên trong. - Chuyển các hoạt động bên trong thành các hoạt động bên ngoài.
- Ghép các hoạt động bên trong.
- Di chuyển các hoạt động bên ngoài ra khỏi các hoạt động bên trong.
Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty TNHH Sonion Việt Nam 3.2.8.2 Thực tế và giải pháp:
Hiện nay việc thay đổi sản phẩm tại bộ phận diễn ra rất phổ biến, với tần suất cao, tập trung chủ yếu tại các dây chuyền Telecoil, RC3000, Coil assy,
không được lên kế hoạch trước, các bên liên quan không được thông tin, thông báo kịp thời dẫn đến:
- Thiếu sự chuẩn bị để đáp ứng nhanh các tình huống, trong một số trường hợp còn dẫn đến dừng máy, tỉ lệ hàng lỗi cao.
- Thời gian thay đổi, cân chỉnh lâu. - Chậm tiến độ sản xuất.
- Sản phẩm làm ra bị hạn chế. - Lượng tồn kho lớn.
- Nhàn rỗi (nhân viên chờ máy, công đoạn sau chờ công đoạn trước)
- So sánh với kết quả đạt của của qui trình thay đổi sản phẩm của nhà máy tại Đan Mạch, để quá trình thay đổi sản phẩm không lặp lại các sai lỗi nêu trên qui trình thay đổi sản phẩm tại bộ phận cần được cải thiện ở các điểm sau:
- Bộ phận sản xuất lập kế hoạch thay đổi sản phẩm hằng tuần dựa trên kế hoạch sản xuất của mình và thông tin đến các bộ phận có liên quan. Trong các trường hợp ngoài kế hoạch cần thông tin cho các bộ phận có liên quan ít nhất trước 4h
- Các phận phận chất lượng, kỹ thuật sản xuất, bộ phận cải tiến…khi cần chạy hàng mẫu trên các thiết bị của các dây chuyền sản xuất cần thông tin cho quản lý dây chuyền hằng tuần trong các buổi họp giao ban.
- Bộ phận kỹ thuật-bảo trì chuẩn bị trước các công việc bên ngoài phục vụ cho quá trình đổi sản phẩm:
+ Phân tích tình hình hiện tại của các thiết bị. + Tiêu chuẩn hóa thiết bị.
+ Tiêu chuẩn hóa chương trình, thông số cài đặt cho từng loại sản phẩm.
+ Bảng hướng dẫn thay đổi sản phẩm (qui trình thay đổi sản phẩm) kèm theo tiến trình thời gian cho các bước thực hiện.
+ Chuẩn bị các công cụ dụng cụ hổ trợ.
+ Đào tạo, huấn luyện nhân viên bảo trì thuần thục cách thức thay đổi sản phẩm.
+ Ghi nhận lại thời gian thay đổi sản phẩm, phân tích và có các giải pháp khắc phục.
Để thực hiện được các công việc trên, nhất thiết bộ phận bảo trì, bộ phận sản xuất, phòng cải tiến và các bộ phận có liên quan cần có các chương trình kế hoạch hành động cụ thể đối với các dây chuyền. Tùy theo tình hình thực tế, mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi sản phẩm, thời gian thay đổi sản phẩm đối với tiến trình sản xuất mà lên kế hoạch cụ thể, trước mắt có thể tập trung vào các công đoạn là điểm nóng tại các line như:
- Công đoạn quấn dây-dây chuyền Coil assy. - Công đoạn quấn dây-dây chuyền Telecoil. - Công đoạn hàn ống dẫn thanh-dây chuyền 3000.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thực sự là một vấn đề rất quan trọng và là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, các doanh nghiệp phải phân tích và so sánh giữa kết quả nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh so với các chi phí, các nguồn lực đã bỏ ra. Thông qua đó việc phân tích, đánh giá về tình hình thực tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, xem các hoạt động đó có hiệu quả hay không, hiệu quả ở mức độ nào, các nhân tố nào ảnh hưởng tới chúng và từ đó định ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
Hoạt động bảo trì đã và đang đóng một vai trò cực kỳ quang trọng và là hoạt động không thể tách rời với các hoạt động khác của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động sản xuất. Tự động hóa nhiều hơn cũng có nghĩa rằng những hư hỏng ngày càng ảnh hưởng lớn hơn đến các tiêu chuẩn chất lượng và dịch vụ. Thời gian ngừng máy luôn luôn ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của thiết bị do làm giảm sản lượng, tăng chi phí vận hành và gây trở ngại cho dịch vụ khách hàng. Những hậu quả của thời gian ngừng máy lại trầm trọng thêm do công nghiệp chế tạo thế giới có xu hướng thực hiện các hệ thống sản xuất đúng lúc (Just In Time), trong đó lượng tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm giảm rất nhiều nên chỉ những hư hỏng nhỏ của một thiết bị nào đó cũng đủ làm ngừng toàn bộ một nhà máy.
Từ việc khảo sát, nghiên cứu tình hình bảo trì thực tế của bộ phận sản xuất bộ thu công ty TNHH Sonion Việt Nam và các kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường, người thực hiện chuyên để đã phân tích, đưa ra các nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận bảo trì mình đang làm việc nhằm nâng cao năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tính ổn định của thiết bị cũng như đưa ra một số mồ hình cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện làm việc thực tế.
Trên đây là các giải pháp ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác bảo trì trong toàn bộ phận bảo trì phòng sản xuất bộ thu công ty TNHH Sonion Việt Nam. Hướng nghiên cứu này cần đi sâu hơn để phân tích kỹ hơn, đồng
thời đưa ra các giải pháp toàn diện hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo trì không chỉ riêng cho phòng sản xuất bộ thu mà còn cho các phòng ban khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Trịnh Thùy Anh (2008). Quản trị dự án. Đại Học Mở TP.HCM
2. TS. Nguyễn Thị Liên Diệp. Quản trị học. Nhà xuất bản Thống Kê
3. Nguyễn Anh Sơn (1998). Giáo trình quản trị sản xuất. Đại học Đà Lạt
4. Bài giảng Quản trị sản xuất. Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM