IV. XÂY DỰNG WEBSITE
6. Xây dựng nội dung ban đầu cho Website
Đây là một trong những nội dung quan trọng, trước khi xây dựng tổng thể nội dung Website cần quan tâm tới các quy định của Pháp luật để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ thông tin cần thiết, phần này sẽ cung cấp tới thầy cô cái nhìn tổng quan khi bắt đầu ở bước "Thiết kế nội dung" cho Website.
6.1. Các bước thực hiện
Sau khi xây dựng xong phần mềm Website, đơn vị cần tạo lập thông tin lần đầu tiên và cập nhật vào Website (lên Internet). Các bước tiến hành tạo lập nội dung ban đầu cho Website như sau:
TT Công việc Thực hiện
1 Xác định các mục tin sẽ cập nhật cho đợt ban đầu - Phó Ban dự thảo - Trưởng Ban duyệt 2 - Đề xuất các tin bài chi tiết sẽ đăng theo danh
mục các tin đã được duyệt trên; - Danh mục thông tin cần số hóa;
- Danh mục thông tin có thể sử dụng từ các nguồn tin điện tử sẵn có;
(Nếu các thông tin số hóa lớn thì có thể thực hiện
Phó Ban, Ủy viên phụ trách các đầu mối thông tin
dần từng bước).
3 Duyệt danh mục các tin bài chi tiết sẽ đăng Trưởng Ban
4 Viết tin bài Ủy viên phụ trách các đầu
mối thông tin phân công cho các cán bộ, giáo viên đơn vị mình thực hiện 5 Biên tập tin cấp tổ/nhóm chuyên môn Ủy viên phụ trách các đầu
mối thông tin chỉnh sửa, duyệt lần 1
6 Biên tập tin Phó Ban Biên tập
7 Duyệt tin Trưởng Ban hoặc Phó Ban
6.2. Các thông tin trên Website bắt buộc phải có theo pháp luật
* Căn cứ Điều 28, Luật Công nghệ thông tin quy định trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có những thông tin sau:
Điều 28. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
1. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy nhập thuận tiện;
b) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử (nếu có);
c) Bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của thông tin trên trang thông tin điện tử;
d) Cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử; đ) Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có những thông tin chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc;
b) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan;
c) Quy trình, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính;
d) Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành;
đ) Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền;
e) Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công;
g) Danh mục các hoạt động trên môi trường mạng đang được cơ quan đó thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
3. Cơ quan nhà nước cung cấp miễn phí thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.
* Ngày 31/7/2009, Bộ TTTT ban hành Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT Quy định về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, theo đó các nội dung sau:
a) Thông tin giới thiệu về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc:
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức;
- Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; - Tóm lược quá trình hình thành và phát triển;
- Họ và tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ thư điện tử chính thức, nhiệm vụ đảm nhiệm của lãnh đạo trong đơn vị;
- Thông tin giao dịch: địa chỉ, điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử chính thức để giao dịch và tiếp nhận các thông tin.
b) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan: hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành, số ký hiệu, ngày ban hành, ngày hiệu lực, trích yếu, tệp văn bản cho phép tải về.
c) Thông tin về thủ tục hành chính:
- Thông báo danh mục các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ công trực tuyến đang thực hiện;
- Nêu rõ quy trình, thủ tục, hồ sơ, nơi tiếp nhận, tên và thông tin giao dịch của người trực tiếp xử lý hồ sơ, thời hạn giải quyết, phí và lệ phí (nếu có);
- Đối với dịch vụ công trực tuyến: nêu rõ mức độ của dịch vụ công trực tuyến. d) Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành: toàn văn các chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành.
đ) Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền cần nêu rõ: họ và tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ thư điện tử chính thức.
e) Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công:
- Danh sách các dự án đang chuẩn bị đầu tư, các dự án đang triển khai, các dự án đã hoàn tất;
- Mỗi dự án cần có tối thiểu các thông tin: Tên dự án, mục tiêu chính, lĩnh vực chuyên môn, loại dự án, thời gian thực hiện, loại hình tài trợ, nhà tài trợ, tình trạng dự án.
g) Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân:
- Danh sách các vấn đề xin ý kiến (văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương chính sách, ....);
- Mỗi vấn đề xin ý kiến cần cung cấp các thông tin và chức năng: Thời hạn tiếp nhận ý kiến; toàn văn nội dung vấn đề xin ý kiến; xem nội dung các ý kiến góp ý; nhận ý kiến góp ý mới.
Trên trang chủ của trang thông tin điện tử phải cung cấp đầy đủ các thông tin: tên của tổ chức quản lý trang thông tin điện tử; địa chỉ địa lý, thư điện tử, số điện thoại liên hệ, tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung. Riêng đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải ghi rõ số giấy phép hoặc số đăng ký, ngày, tháng, năm cấp của cơ quan có thẩm quyền.
* Ngoài các căn cứ vào Luật CNTT, Thông tư hướng dẫn của Bộ TTTT, đối với các cơ sở giáo dục cần bổ sung thông tin về chế độ công khai theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT, nội dung các lĩnh vực công khai nghiên cứu thêm trong Thông tư.
6.3. Các thông tin cấm đưa lên Internet
Căn cứ Điều 6, Nghị định 97 của Chính phủ, các hành vi như sau bị nghiêm cấm:
1. Lợi dụng Internet nhằm mục đích:
a) Chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
b) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;
c) Đưa các thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm của công dân;
d) Lợi dụng Internet để quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.
2. Gây rối, phá hoại hệ thống thiết bị và cản trở trái pháp luật việc quản lý, cung cấp, sử dụng các dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
3. Đánh cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, khoá mật mã và thông tin riêng của các tổ chức, cá nhân trên Internet.
4. Tạo ra và cài đặt các chương trình virus máy tính, phần mềm gây hại để thực hiện một trong những hành vi quy định tại Điều 71 Luật Công nghệ thông tin.
6.4. Quy định về việc xác định nguồn thông tin khi đăng tải
Quy định chi tiết căn cứ Quyết định số 52/2008/QĐ-BTTT về việc ban hành Quy chế xác định nguồn thông tin trên báo chí (cho cả thông tin điện tử).
Điều 1. Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp cho báo chí theo quy định tại Điều 7 Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Quyết định số 77/2007/QĐ- TTg ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Điều 2. Cơ quan báo chí, tác giả bài báo phải viện dẫn nguồn tin được sử dụng để đăng, phát trên báo chí. Khi viện dẫn nguồn tin phải thể hiện rõ nguồn tin cho cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cung cấp hoặc thể hiện rõ là theo nguồn tin riêng của phóng viên, nguồn tin riêng của cơ quan báo chí và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ và tính xác thực của nguồn tin.
Điều 3. Đối với các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử và các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo chí có quyền thông tin theo nguồn tài liệu của mình nhưng phải viện dẫn nguồn tin theo đúng quy định tại Điều 2 của Quy chế này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã đăng, phát.
Cơ quan báo chí phải đảm bảo tính nguyên vẹn, chính xác của thông tin được cung cấp; không được đăng, phát những thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ cho rằng những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, làm ảnh hưởng xấu đến đời tư của công dân.
Điều 4. Cơ quan báo chí khai thác các văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang chờ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, phải nêu rõ xuất xứ của các văn kiện, tài liệu, thư riêng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung thông tin đã đăng, phát.
Điều 5. Khi sử dụng tin, bài để đăng phát trên báo chí, cơ quan báo chí phải ghi rõ họ, tên thật hoặc bút danh của tác giả, nhóm tác giả. Trường hợp tác giả ghi bút danh thì cơ quan báo chí phải biết rõ tên thật, địa chỉ của tác giả.
Điều 6. Đối với loại thông tin về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới mà chưa được kết luận thì chỉ đăng trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành và phải có chú dẫn xuất xứ tư liệu.
Điều 7. Người đứng đầu cơ quan báo chí là người chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin đăng, phát trên báo chí.
Điều 8. Cơ quan báo chí, nhà báo, tác giả bài báo, tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện đúng các quy định về cung cấp thông tin và xác định nguồn tin trên báo chí quy định tại Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tóm lại: Với trang thông tin điện tử cần chú ý khi lấy thông tin, tin bài từ trang khác cần ghi rõ nguồn tin, tác giả ở bên dưới tin tức và không được tùy tiện thay đổi nội dung.
6.5. Dự kiến các mục tin ban đầu
Tham khảo thêm các thông tin bắt buộc phải có của Website các cơ quan nhà nước, các đơn vị, cơ sở giáo dục khác đã triển khai và duy trì để đưa ra mô hình phù hợp với đặc thù, điều kiện của đơn vị và đảm bảo các quy định đã nói ở trên tuân thủ đúng Pháp luật. Gợi ý:
TT Mục tin Nội dung
1 Giới thiệu Giới thiệu chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quá trình hoạt động, tiềm năng của đơn vị...
2 Thông chuyên ngành (Phòng GD&ĐT, trường)
Số chuyên mục và tin bài tùy theo từng đơn vị. (Ví dụ: Giảng dạy, học tập, CLB văn học, toán học, khoa học tự nhiên, KHXH,..)
3 Tin tức Các tin tức mới nhất liên quan tới hoạt động của đơn vị, tin tức liên quan tới giáo dục và đào tạo của địa phương, của ngành..
4 Văn bản pháp luật Cập nhật các văn bản pháp quy quan trọng có liên quan tới đơn vị, tới ngành. Các văn bản được cập nhật dần dần nếu chưa kịp tổng hợp hoặc số lượng văn bản lớn...
5 Hỗ trợ thủ tục hành chính - Hướng dẫn các thủ tục hành chính; - Cung cấp các biểu mẫu, văn bản liên quan (căn cứ pháp lý, biểu mẫu...); - Liên kết tới hệ thống cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính của ngành.
6 Weblink Mục này đặt tại vị trí dễ nhìn, dễ thấy ngay trên trang chủ; theo nguyên tắc liên kết tới các website liên quan (cơ quan quản lý trực tiếp, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT, ..), có thể dành một vài vị trí cho các website liên quan khác, quảng cáo...
7 Ảnh liên kết Tạo lập các ảnh nhỏ (banner) tùy theo vị trí thích hợp, hài hòa bố cục tổng thể của Website để liên kết tới các mục tin quan trọng, hoặc quảng cáo, link các chủ đề của trang, tuyên truyền..
8 Thông tin liên hệ Cung cấp địa chỉ, điện thoại, website, hòm thư điện tử chính thức của các phòng/tổ trong đơn vị để trao đổi với các tổ chức, công dân, phụ huynh, học
sinh...
9 Công khai Xây dựng chuyên mục cập nhật kịp thời đầy đủ các nội dung theo quy định về công khai trong giáo dục.
6.6. Hướng dẫn cơ bản về viết tin bài
a. Cấu trúc tin bài cơ bản:
Viettel hợp tác với Kiểm toán Nhà nước về ứng dụng CNTT
(Chinhphu.vn) - Chiều nay (26/7), tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và Cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
Ảnh: Chinhphu.vn
Đây là một trong những hoạt động của Viettel nhằm hỗ trợ các bộ, ban, ngành hoàn thành tốt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phát biểu tại lễ ký kết, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, ông Hoàng Hồng Lạc đánh giá cao sự hợp tác của Viettel đối với ngành Kiểm toán, cho rằng đây là bước đi quan trọng giúp đơn vị hội nhập