Công tác biên tập đối với Website, báo điện tử

Một phần của tài liệu Tài liệu xây dựng, quản lý và vận hành Website (Trang 55)

VII. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý

6. Công tác biên tập đối với Website, báo điện tử

Biên tập viên là người sáng tạo lần thứ 2 một tác phẩm báo chí. Yêu cầu đặt ra biên tập viên phải là người có kiến thức tổng hợp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu nghiệp vụ báo chí, nắm chắc các Luật báo chí; luôn đặt tôn chỉ mục đích vì cái chung (tôn trọng quy ước đạo đức của người làm báo).

Biên tập viên luôn phải tự hoàn thiện các kỹ năng cần thiết và trả lời được các câu hỏi sau:

- Tin, bài này có nghĩa gì với công chúng không? Có mới không? - Tít đặt đã trọng tâm chưa? Có dài quá không?

- Thông tin có chính xác không? Có cần kiểm tra lại?

- Phần mào đầu bài viết (lời dẫn - sapo) có đảm bảo nêu bật được vấn đề hoặc tạo được sự chú ý không?

- Cấu trúc tin, bài có rõ ràng, logic không?

- Có tham nhiều chi tiết, sự kiện rườm rà không?

- Câu văn có rườm rà, khó hiểu quá không? Đoạn văn có dài quá không? - Ảnh minh họa có phù hợp không? Có cần chú thích không?

Và nhiều câu hỏi khác, cách tốt nhất, hãy đọc nhiều, tìm hiểu nhiều, tự đặt câu hỏi tại sao? Cần gì? Làm như thế nào cho "chính quy"?... Chú ý rằng ngay cả các tờ báo điện tử lớn (như Vietnamplus.vn, VnExpress, Vietnamnet...) cũng có khi sai chính tả, bố cục tin bài chưa thực sự hài hòa.

* Kỹ năng biên tập:

- Xóa bỏ những từ rườm rà, vô ích. - Loại bỏ những chỗ trùng nhau.

- Cắt bỏ các chi tiết phụ dài dòng không cần thiết nằm ngoài chủ đề chính. - Chỉnh sửa, hoặc cắt bỏ những thông tin không chính xác.

- Loại trừ những thông tin cũ mà người đọc đã biết trước (có thể tạo đường liên kết (link) để độc giả chưa biết có thể theo dõi; hoặc có thể tạo sơ đồ, đồ thị, bảng biểu minh họa - hiện nay chỉ một số báo lớn, chuyên nghiệp hay làm; chú ý cả màu sắc, phông chữ).

- Bổ sung các thông tin cần thiết để làm nổi bật vấn đề cần thông tin, giúp tin có chiều sâu hơn và người đọc nắm bắt được cặn kẽ vấn đề (sáng tạo thêm tác phẩm).

Ví dụ: Thông tin về một hội nghị tập huấn, nếu không "độn" thêm thông tin rất dễ sơ sài, nhàm chán.

- Điện thoại, tìm tư liệu, kiểm tra lại thông tin (nếu thấy cần thiết). - Lưu ý cách rút tít; viết lại lời dẫn sao cho ấn tượng.

- Đối với chùm tin phản ánh về cùng một vấn đề, cùng thời điểm ở các địa phương khác nhau chú ý biên tập tạo sự liên kết thành một tác phẩm tổng hợp.

Ví dụ: Phòng GD&ĐT đưa tin hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở các đơn vị trên địa bàn, cơ bản các hoạt động từ cộng tác viên các đơn vị cung cấp, nếu đăng hết số tin bài đó sẽ gây ra cảm giác "lố" theo kiểu "nhép" hay gọi là "nhại"... vì vậy biên tập viên cần tổng hợp lại thành một tin chung, liệt kê hoạt động tiêu biểu nhất, mỗi đơn vị sử dụng một đoạn ngắn để diễn đạt. Vấn đề đặt ra là các cộng tác viên tại các cơ sở cần cung cấp tin ngay sau khi kết thúc sự kiện, khi bản tin tổng hợp đã lên Internet mà gửi tiếp sẽ mất đi tính thời sự.

- Đối với từng bài dài, "Có vấn đề" nên đặt tít phụ trong bài để gây sự chú ý và đỡ gây mỏi mắt người đọc.

- Đối với những sự kiện chính trị quan trọng hoặc vấn đề được nhiều người quan tâm nên có loạt phóng sự ảnh kèm theo chú thích.

Lưu ý: chỉ sử dụng những bức ảnh đảm bảo tương đối về chất lượng nội dung và kỹ thuật; tránh sử dụng đễ đãi, gây sự phản cảm.

- Trong trường hợp viết lại phải giữ được ý chính của tác giả, tên tác giả. - Nếu tin khai thác phải ghi rõ nguồn tin (bản quyền).

Biên tập viên thường xuyên trao đổi, định hướng nội dung cho thành viên Ban biên tập; chủ động lập kế hoạch tuyên truyền trong tháng, quý, năm để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị. Nên chủ động trước những bài viết xã luận mang tính định hướng dư luận vào những thời điểm có ý nghĩa như sắp tới ngày lễ lớn, chuẩn bị thành lập đơn vị, trước một vấn đề có liên quan mà dư luận quan tâm■

Một phần của tài liệu Tài liệu xây dựng, quản lý và vận hành Website (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)