TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THANH XUÂN.
2.2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Vietinbank Thanh Xuân đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong hoạt động TTQT. Song do trong quá trình hoạt động, không thể tránh những sai lầm, thiếu sót nên bên cạnh những thành tựu đạt được, ta thấy nổi bật lên một số vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hơn công tác TTQT tại chi nhánh.
Thứ nhất, các hình thức tài trợ theo phương thức thanh toán TDCT chưa đa dạng: Hiện nay chi nhánh mới chỉ áp dụng các hình thức tài trợ sau: thanh toán L/C nhập khẩu, phát hành L/C nhập khẩu, cho vay xuất khẩu, cho vay nhập khẩu và bảo lãnh nhận hàng. Còn rất nhiều hình thức tài trợ khác mà chi nhánh chưa áp dụng như tài trợ bằng L/C đặc biệt, tài trợ xác nhận L/C, factoring. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau:
- Bị hạn chế các nghiệp vụ thực hiện tại chi nhánh:
Vietinbank Thanh Xuân, với tư cách là một chi nhánh của NHTMCP Công thương Việt Nam, hoạt động không thể độc lập mà phải tuân theo những quy định của NHTMCP Công thương Việt Nam. Ví dụ NHTMCP Công thương Việt Nam quy định hoạt động xác nhận L/C chỉ được thực hiện tại TSC mà không được thực hiện tại chi nhánh.
Mặc dù luôn có ý thức trau dồi, nâng cao kiến thức về TTQT nhưng không phải bất kỳ một cán bộ nào cũng có thể có được kiến thức đầy đủ về tất cả các hình thức tài trợ XNK. Đặc biệt là nghiệp vụ factoring, một hình thức tài trợ tương đối mới đối với các ngân hàng Việt Nam. Nghiệp vụ này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, chính vì vậy, đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế phải hiểu biết và được đào tạo chuyên sâu về factoring. Ngoài những kiến thức về nghiệp vụ, về luật pháp và những thông lệ quốc tế thì khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ là một yếu tố rất quan trọng để phát triển nghiệp vụ này.
- Hạn chế về công nghệ ngân hàng:
Đường truyền phục vụ cho hoạt động thanh toán còn một số bất cập: trên thực tế, các bản kê do chi nhánh lâp jđều phải truyền qua Hội sở chính và chịu sự kiểm soát của phòng thanh toán quốc tế tại Hội sở NHTMCP Công thương Việt Nam, làm tốc độ truyền tín bị chậm lại.
Thứ hai, các doanh nghiệp XNK Việt Nam thiếu vốn và kinh nghiệm về lĩnh vực TTQT:
- Xét về năng lực tài chính của các doanh nghiệp XNK
Hiện nay, năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Do vậy, khi các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán với nước ngoài bị lừa đảo, thua lỗ, ngân hàng trực tiếp bị ảnh hưởng, có những trường hợp ngân hàng phải chịu thiệt hại cả về tài chính và uy tín kinh doanh.
- Xét về kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế:
+ Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thường có những tồn tại sau:
Khi nhận được thông báo L/C, doanh nghiệp kiểm tra L/C chưa kỹ, không phát hiện ra dấu hiện mập mờ, những điều khoản mà bản thân ngân hàng khó thực hiện được, hay còn chấp nhận cả những L/C có điều khoản bất lợi cho mình dẫn đến việc không thể thực hiện được đúng những quy định của L/C. Kết quả là các doanh nghiệp XNK Việt Nam bị trừ tiền hoặc có những trường hợp họ không chấp nhận thanh toán.
khoản của L/C để đòi tiền của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là rất kém.
+ Đối với doanh nghiệp nhập khẩu thường mắc một số lỗi sau:
Doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam khi mở L/C thường mức lỗi không bám sát hợp đồng dẫn tới bên xuất khẩu không chấp nhận, phải sửa đổi làm mất thời gian và chi phí vô ích.
Do kém hiểu biết mà đôi khi doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam lại từ chối thanh toán cho ngân hàng khi thấy hàng hoá không đúng như hợp đồng đã ký kết với bên xuất khẩu, gây ảnh hưởng tới ngân hàng.
Thứ ba, phát triển không đồng đều các hình thức tài trợ, có sự mất cân đối giữa tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu: Trong các hình thứuc tài trợ XNK đang triển khai tại chi nhánh Thanh Xuân lại có sự phát triển không đồng đều. Trong tài trợ nhập khẩu chủ yếu là tài trợ phát hành L/C và thanh toán L/C nhập khẩu còn bảo lãnh nhận hàng do tính chất rủi ro nên chỉ áp dụng đối với khách hàng truyền thống. Nhìn chung hiện nay chi nhánh tài trợ nhập khẩu là chính, tài trợ xuất khẩu chủ yếu là chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, chiếm một tỷ trọng nhỏ 12% giá trị thanh toán hàng xuất, cho vay xuất khẩu chi chiếm trung bình 7% trong tổng dư nợ tín dụng làm giảm đáng kể nguồn thu cho chi nhánh từ khoản lãi cho vay xuất khẩu, phí chiết khấu, mất đi các khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín lớn trên thị trường. Thực chất đây là tình trạng chung của các ngân hàng, xuất phát từ tỷ lệ nhập siêu cao của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Đây là một hạn chế mà chi nhánh cần khắc phục trong thời gian tới.
Thứ tư, cơ cấu khách hàng chưa hợp lý: Đối tượng khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ tài trợ XNK của chi nhánh đa số là các doanh nghiệp nhập khẩu. Điều này một phần do tình trạng nhập siêu của nền kinh tế nhưng lý do chính là do chi nhánh còn thiếu chiến lược khách hàng trong nghiệp vụ tiềm năng. Hoạt động marketing cũng chưa có sự chú trọng đúng mức nên nhiều hình thức tài trợ XNK đã được chi nhánh triển khai nhưng khách hàng chưa hề biết đến.
Thứ năm, môi trường pháp lý chưa đồng bộ: Trong thời gian qua, cơ chế chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, vẫn thiếu một hành lang pháp lý rõ ràng và phù hợp với hoạt động ngân hàng, không biết phải
áp dụng văn bản nào cho đúng. Nhất là hoạt động TTQT, hiện nay ngân hàng và các doanh nghiệp đều căn cứ vào UCP 600, nhưng đây lại là một văn bản có tính tuỳ ý nên dễ dẫn tới tranh chấp, gây thiệt hại cho chính ngân hàng và khách hàng.
Ngoài ra chính sách thương mại và môi trường kinh tế chưa ổn định là một trong những nguyên nhân gây nên thực trạng này. Chính sách thương mại thường xuyên thay đổi đã gây nhiều khó khăn cho ngân hàng và doanh nghiệp. Các văn bản quy định về công tác XNK, thuế quan, hải quan của Việt Nam chưa ổn định, đã gián tiếp ảnh hưởng tới công tác thanh toán quốc tế. Thủ tục hành chính trong quản lý XNK rườm rà, mất nhiều thời gian, thậm chí làm lỡ cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng. Mặt khác từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta đã đạt được mức tăng trưởng khá nhưng kết quả này chứa đựng những nhân tố không ổn định. Lĩnh vực XNK mặc dù đã được nhà nước chú trọng quản lý nhưng thực tế vẫn rất phức tạp, cán cân thương mại quốc tế thường xuyên bị thâm hụt, tình trạng nhập siêu kéo dài đã dẫn đến tình trạng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có thời điểm mất cân đối làm cho việc mua bán ngoại tệ liên ngân hàng có thời điểm mất mất cân đối làm cho việc mua bán ngoại tệ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chuyên đề đã đi sâu phân tích thực trạng hiệu quả tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT tại NHTMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Thanh Xuân. Qua số liệu thực tế, chuyên đề đã chỉ ra những thành tự đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động tài trợ XNK tại chi nhánh. Trên cơ sở đó, chương 3 của khoá luận sẽ đề cập đến hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT tại NHTMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Thanh Xuân.
CHƯƠNG 3