Tài trợ thanh toán L/C nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài trọ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân (Trang 37)

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THANH XUÂN.

2.2.2.1.Tài trợ thanh toán L/C nhập khẩu

a. Tài trợ mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu

Hiện nay phương thức thanh toán TDCT vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán hàng nhập tại Vietinbank Thanh Xuân. Nó không chỉ đơn thuần là một phương thức thanh toán mà nó còn được chi nhánh sử dụng như một phương thức tài trợ XNK. Khi ngân hàng đồng ý mở L/C có nghĩa là ngân hàng đã thay mặt người nhập khẩu cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp.

Bảng 2.6. Tình hình tài trợ phát hành L/C của Vietinbank Thanh Xuân.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Số món L/C được mở 19 77 86 54

Tổng giá trị 5 34 88 36

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007- 2010 Vietinbank Thanh Xuân)

Biểu đồ 2.1. Tình hình tài trợ phát hành L/C của Vietinbank Thanh Xuân

Đơn vị: USD 1000

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007- 2010 Vietinbank Thanh Xuân)

Qua biểu đồ 2.1 trên, ta thấy trong giai đoạn 2007 - 2010, số món cũng như tổng giá trị L/C được phát hành tại chi nhánh Thanh Xuân có sự tăng trưởng khá ổn định. Số món L/C tăng mạnh trong năm 2008, với 56 món (tăng gần 20.000.000 USD) và tăng 9 món trong năm 2009 (tương đương với 54.000.000 USD). Điều đó đã khẳng định được uy tín và sự tin tưởng của khách hàng đối với hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam nói chung và chi nhánh thanh xuân nói riêng. Tuy nhiên, đến năm 2010 ta cũng nhận thấy sự giảm sút khá rõ ràng cả về số món cũng như tổng giá trị phát hành L/C. Số món giảm xuống còn 54 món, giảm 32 món so với năm 2009. Giá trị phát hành cũng giảm 52.000.000 USD so với năm 2009. Thực trạng đó không hẳn đã phản ánh hiệu quả giảm sút của nghiệp vụ tài trợ XNK của chi nhánh mà vấn đề này cần được xem xét từ các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, số lượng các ngân hàng tham gia thực hiện các nghiệp vụ tài trợ ngày càng tăng, đặc biệt là những ngân hàng có uy tín trên thị trường như: BIDV, Vietcombank, Vpbank… đây là những ngân hàng lớn trên thị trường nên việc chia sẻ thị phần là khó tránh khỏi.

Thứ hai, Trong những năm gần đây đã có sự thay đổi trong xu hướng lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế thực hiện qua các NHTM Việt Nam. Thanh toán TDCT- Phương thức rất được ưa chuộng trong nhiều năm qua tại Việt Nam hiện có xu hướng giảm xuống.

Điều này bắt nguồn trước tiên từ sự lựa chọn của các nhà kinh doanh XNK Việt Nam khi đã trưởng thành và khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế và do sự thay đổi một số chính sách, quy định liên quan đến các phương thức thanh toán quốc tế tại các NHTM làm cho các nhà kinh doanh chuyển sang các phương thức thanh toán khác để tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả hai bên.

Ngoài ra để đánh giá chính xác hiệu quả tài trợ phát hành L/C, chúng ta phải phân tích thêm hai chỉ tiêu là tỷ trọng doanh số phát hành L/C trả chậm/doanh số phát hành L/C trả ngay và dư nợ quá hạn thanh toán (QHTT) L/C trả chậm so với doanh số phát hành L/C trả chậm.

Bảng 2.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài trợ phát hành L/C tại Vietinbank Thanh Xuân.

Chỉ tiêu Năm DSPH L/C trả ngay DSPH L/C trả chậm (dưới 1 năm) % L/C trả chậm so với L/C trả ngay QHTT L/C trả chậm (dưới 1 năm) % QHTT so với DSPH L/C trả chậm (dưới 1 năm) 2008 31.560 2.440 7.73 44,408 1,82 2009 38.441 3.675 9,56 41,161 1,12 2010 69.848 7.844 11,23 41,573 0,53

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2010 Vietinbank Thanh Xuân)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta thấy tỷ trọng L/C trả chậm so với L/C trả ngay tại chi nhánh duy trì ở mức gần 10%, giữ ở mức độ vừa phải. Về giá trị tuyệt đối phát hành L/C trả chậm đã có sự tăng lên qua từng năm trong khi quá hạn thanh toán L/C trả chậm có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ hình thức tài trợ bằng L/C trả chậm tại chi nhánh được thực hiện có hiệu quả, chất lượng khách hàng đến với chi nhánh là tốt. Trong những năm tới, chi nhánh cần duy trì và phát huy hình thức tài trợ L/C trả chậm để góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng hiệu quả tài trợ XNK.

b. Ký quỹ mở L/C.

Chi nhánh Thanh Xuân khá linh hoạt trong việc quy định mức ký quỹ mở L/C. Mức ký quỹ tại chi nhánh gồm 4 loại: 100%, 40 - 80%, 10 - 30%, và 0%. Mức ký quỹ tại chi nhánh cao hay thấp phụ thuộc vào sự đánh giá, phân loại khách hàng của chi nhánh.

Đối với khách hàng có tiềm lực tài chính lớn, bình quân tiền gửi cao, có uy tín lâu năm thì được miễn ký quỹ. Chi nhánh Thanh Xuân cũng có thể độ hạ mức ký quỹ đối với khách hàng thường xuyên giao dịch, mở L/C với giá trị cao, nhưng chỉ với những L/C có giới hạn giá trị nhất định mà chi nhánh đặt ra cho khách hàng đó. Còn đối với những khách hàng nhỏ mới đến chi nhánh giao dịch lần đầu tiên tỷ lệ ký quỹ thường là 100%.

Khi một khách hàng có bất kỳ sự thay đổi nào về tình hình tài chính thì chi nhánh sẽ xác định lại mức ký quỹ của khách hàng từ đó nhằm đảm bảo an toàn cho cả ngân hàng và nhà xuất khẩu.

c. Tài trợ thanh toán L/C nhập khẩu

Trong quá trình thanh toán L/C có thể xảy ra trường hợp đến hạn thanh toán nhưng khách hàng chưa có khả năng thanh toán ngay. Trong trường hợp đó khách hàng có thể đề nghị chi nhánh Thanh Xuân tài trợ cho mình tuỳ theo từng trường hợp nhất định. Chi nhánh trực tiếp tài trợ thanh toán cho khách hàng trong 2 trường hợp sau:

- Đối với L/C tài trợ bằng vốn vay ngân hàng ngay từ khi phát hành L/C:

Đến hạn thanh toán, khi nhận được điện đòi tiền (nếu cho phép đòi tiền bằng điện) hoặc nhận được các chứng từ phù hợp với L/C, bộ phận thanh toán XNK phải thông báo ngay cho các phòng khách hàng biết để yêu cầu khách hàng ký giấy nhận nợ vay, hạch toán tiền vay và tính lãi từ thời điểm thanh toán L/C, đảm bảo tài khoản trung gian giữa tài trợ thương mại (NHTM) và cho vay không được dư nợ cuối ngày làm việc.

- Đối với L/C thanh toán bằng nguồn vốn của khách hàng

Khi khách hàng không có đủ tiền thanh toán, bộ phận thanh toán XNK phải thông báo ngay cho phòng khách hàng biết để yêu cầu khách hàng ký nhận nợ vay bắt buộc. Việc hạch toán và tính lãi tiền vay được theo dõi từ thời điểm thanh toán L/C. Các phòng khách hàng có trách nhiệm thu nợ và phối hợp với bộ phận thnh toán XNK theo dõi việc trả nợ của khách hàng.

Bảng 2.8. Tình hình tài trợ thanh toán L/C nhập khẩu của Vietinbank Thanh Xuân

Đơn vị: USD 1000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Số món thanh toán Thanh toán L/CGiá trị % Tăng giá trị

2008 123 53.979

2009 196 70.328

2010 289 189.207 181,83

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2010 Vietinbank Thanh Xuân)

Với hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu, nếu như năm 2008, số L/C nhập khẩu được thanh toán qua chi nhánh chỉ là 123 L/C thì đến năm 2009 số lượng đã tăng lên 196 L/C và đến năm 2010, con số này là 289 L/C, tăng tới hơn 1,4 lần so với năm 2009.

Với những nỗ lực vượt bậc, chi nhánh đã vượt qua khủng hoảng và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tổng kim ngạch L/C nhập khẩu thanh toán qua chi nhánh năm 2009 là 70.328 nghìn USD, tăng 30,3 % so với năm 2008.

Năm 2010, giá trị thanh toán L/C nhập khẩu của chi nhánh đạt 198.207 nghìn USD, tăng tới 181,83% so với năm 2009, về giá trị tăng 127.879 nghìn USD. Điều này chứng tỏ, các khoản thanh toán L/C nhập khẩu qua chi nhánh đã được cải thiện không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng. Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu qua chi nhánh đang diễn bién theo chiều hướng tích cực, chứng tỏ được trình độ và vị trí của chi nhánh Thanh Xuân trong lĩnh vực thanh toán XNK hiện nay.

Tỷ trọng thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức thanh TDCT tại chi nhánh giai đoạn 2008 - 2010 có nhiều biến động và được thể hiện rõ nét qua bảng số liệu và biểu đồ dưới đây:

Bảng 2.9. Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế trong thanh toán hàng nhập khẩu Đơn vị: USD 1000 Phương thức thanh toán 2008 2009 2010 Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) L/C nhập khẩu 53.979 51,84 70.328 56,69 198.207 48,34 Nhờ thu đến 2.988 2,87 3.202 2,58 11.256 2,71 Chuyền tiền 47.156 45,29 50.531 50,73 205.782 49,56 Tổng giá trị 104.123 100 124.061 100 415.245 100

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2010 Vietinbank Thanh Xuân)

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế trong thanh toán hàng nhập khẩu (%)

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2010 Vietinbank Thanh Xuân)

Qua bảng và biểu đồ trên, ta có thể thấy trong các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu hiện nay áp dụng tại chi nhánh Thanh Xuân thì phương thức TDCT được sử dụng khá phổ biến, nó thường chiếm tỷ trọng 50 - 60% so với các phương thức chuyển tiền và nhở thu. Năm 2008, doanh thu thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức thanh toán TDCT đạt 53.979 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 51,84% trong tổng doanh số thanh toán hàng nhập khẩu, cao gấp 14 lần so với doanh theo phương

thức chuyển tiền và gấp 18 lần so với phương thức nhờ thu.

Đến năm 2009, TDCT vẫn là phương thức đem lại doanh số cao nhất cho chi nhánh với tỷ trọng lên tới 56,69%, doanh số đạt 70.328 nghìn USD, cao gấp 1,39 lần so với phương thức chuyển tiền và gấp hơn 20 lần so với phương thức nhờ thu. Điều này càng chứng tỏ vai trò quan trọng của phương thức này trong hoạt động thanh toán XNK tại chi nhánh Thanh Xuân.

Năm 2010, tuy về doanh số phương thức TDCT chỉ đạt 198.207 nghìn USD, tăng tới hơn 181% so với năm 2009, song về tỷ trọng, phương thức thanh toán TDCT lại không còn chiếm vị trí độ tôn, chỉ đạt 48,34%. Ngược lại, trong năm này phương thức chuyển tiền lại có sự phát triển vượt bậc, giá trị thanh toán tăng tới hơn 300% so với năm 2009, đạt 205.782 nghìn USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị thanh toán hàng nhập khẩu.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ trọng thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức thanh toán TDCT năm 2010 thấp hơn so với phương thức chuyển tiêền đó là các khách hàng lớn của chi nhánh đã trở nên tin tưởng lẫn nhau và chuyển sang thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.

d. Cho vay nhập khẩu

Với mục tiêu tài trợ giúp các doanh nghiệp XNK có điều kiện để thực hiện các hợp đồng ngoại thương ngày càng tốt hơn, chi nhánh Thanh Xuân luôn cố gắng tối đa để tài trợ khách hàng. Với mức dư nợ tăng một cách đáng kể trong lĩnh vực tài trợ nhập khẩu, chi nhánh đã thực sự quan tâm đúng mức để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạm thời của doanh nghiệp. Tình hình cho vay tài trợ nhập khẩu được mô tả số liệu ở bảng sau:

Bảng 10. Dư nợ tín dụng tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietinbank Thanh Xuân

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Dư nợ tài trợ nhập khẩu 108,56 8,55 152,23 9,96 276,85 10,98 Tổng dư nợ tín dụng 1.269 100 1.528 100 2.522 100

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2010 Vietinbank Thanh Xuân)

Qua bảng trên, ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng tài trợ nhập khẩu trong tổng dư nợ tín dụng đã tăng lên qua từng năm. Năm 2009 dư nợ tài trợ nhập khẩu đạt 152,23 tỷ đồng, chiếm 9,96 % trong tổng dư nợ tín dụng, tương ứng tăng 40,2% so với năm 2008. Trong năm 2010, dư nợ tài trợ nhập khẩu tăng 10,98% so với năm 2009, đạt 276,85 tỷ đồng. Điều này nằm trong xu hướng chung khi nền kinh tế đang trong tình trạng nhập siêu. Với tình hình nhập siêu tiếp tục tăng như vậy, các doanh nghiệp cần nhiều vốn hơn khi tiếp xúc với thị trường quốc tế. Vì vậy không riêng gì chi nhánh Thanh Xuân, mà tại các chi nhánh NHTM khác nhu cầu vay vốn tài trợ nhập khẩu đều tăng cao, mức dư nợ tài trợ nhập khẩu chiếm một phần đáng kể trong tổng dư nợ tín dụng. Như vậy sự tăng trưởng dự nợ tín dụng tài trợ nhập khẩu của chi nhánh là rất tốt.

Kết quả đó đạt được là do chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng bằng cách chú trọng phân tích đánh giá khách hàng một cách chính xác, tìm hiểm về thị trường hàng hoá nhập khẩu, có chính sách chăm sóc các khoản vay một cách cụ thể hợp lý. Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự giúp đỡ khách hàng thực hiẹn suôn sẻ thương vụ ngoại thương để từ đó hoàn thành đúng nghĩa vụ trả nợ ngân hàng.

e. Phát hành bảo lãnh nhận hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Thanh Xuân là một trong những chi nhánh phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tương đối hiệu quả. Số dư

bảo lãnh của chi nhánh ngày càng tăng, trong đó bảo lãnh nhận hàng cũng là một hình thức bảo lãnh nước ngoài mà chi nhánh tài trợ cho khách hàng nhằm tăng tính linh hoạt cho các giao dịch thương mại, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong trường hợp hàng hoá đến trước bộ chứng từ mà không phải tuân theo một quy trình sẵn có.

Nghiệp vụ này có thể mang lại rủi ro cho ngân hàng nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vì vậy muốn được bảo lãnh khách hàng phải tuân theo quy định rất chặt chẽ. Trong trường hợp chi nhánh đã phát hành bảo lãnh khi chưa có vận đơn, khi nhận được chứng từ, chi nhánh chỉ trao bản gốc vận đơn cho khách hàng với điều kiện khách hàng phải cam kết bằng văn bản về việc trả lại bản gốc thư bảo lãnh nhận hàng và bồi thường cho ngân hàng những thiệt hại phát sinh. Kết quả phát hành bảo lãnh nhận hàng của chi nhánh trong những năm qua như sau:

Bảng 2.11. Tình hình phát hành bảo lãnh nhận hàng tại Vietinbank Thanh Xuân

Đơn vị: USD 1000

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010

1 Số món 45 57 82

2 Giá trị 7.897 9.620 20.529

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2010 Vietinbank Thanh Xuân)

Từ bảng 2.10 ta có thể thấy doanh số phát hành bảo lãnh có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, chi nhánh phát hành 20.529 nghìn USD giá trị bảo lãnh nhận hàng, tăng 113,4% so với năm 2009, và 159% so với năm 2008. Nghiệp vụ này phát triển đem lại nhiều lợi nhuận cho người nhập khẩu vì họ nhận được hàng hoá ngay, tránh phải trả phí lưu kho, lưu bãi…

Tuy nhiên, có thể thấy giá trị phát hành bảo lãnh nhận hàng vẫn còn khiêm tốn do tính chất rủi ro của hoạt động này, mục đích chính vẫn là duy trì mối quan hệ với những khách hàng truyền thống, trong tình hình hiện nay khi Việt Nam ngày càng mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới, thì tài trợ bằng hình thức phát hành bảo lãnh càng trở nên cần thiết với các doanh nghiệp XNK. Vì thế chi

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài trọ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân (Trang 37)