Tài trợ thanh toán L/C xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài trọ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân (Trang 47)

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THANH XUÂN.

2.2.2.2.Tài trợ thanh toán L/C xuất khẩu

a. Chiết khấu hối phiếu, bộ chứng từ theo L/C

Đây là hình thức tài trợ phổ biến tại các ngân hàng trên thế giới, chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán hàng xuất. Có hai loại chiết khấu là chiết khấu truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi. Tuy nhiên, chiết khấu miễn truy đòi mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng nên hiện nay, theo quy chế tài trợ thương mại ban hành theo quyết định số 2005/QĐ-NHCT22, Vietinbank Thanh Xuân chỉ áp dụng hình thức chiết khấu có truy đòi. Kết quả tình hình chiết khấu bộ chứng từ của chi nhánh như sau:

Bảng 2.12. Tình hình chiết khấu chứng từ tại Vietinbank Thanh Xuân

Đơn vị: USD 100

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010

1 Số món 45 63 85

2 Giá trị chiết khấu 7.035 19.897 22.978

3 Tỷ trọng trong thanh toán hàng xuất (%) 9,22 15,26 15,53

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2010 Vietinbank Thanh Xuân)

Bước sang năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát cao nhất trong mười năm gần đây, tăng trưởng xuất khẩu giảm. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút đáng kể giá trị chiết khấu chứng từ thanh toán hàng xuất trong năm 2008, giá trị chiết khấu chỉ chiếm 9,22% trong tổng giá trị thanh toán hàng xuất. Tuy nhiên với những biện pháp thúc đẩy kinh tế hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng hơn 6% so với nưam 2009, làm giá trị chiết khấu mà số món chiết khấu chỉ là 63 món thì năm 2010 số món chiết khấu đạt 85 món, tăng 22 món so với năm 2009 và 40 món so với năm 2008. Đây là dấu hiệu khả quan cho sự phát triển của đất nước nói chung và của ci nhánh Thanh Xuân nói riêng. Phân tích chỉ tiêu tỷ trọng doanh số tài trợ chiết khấu/tổng doanh số thanh toán xuất khẩu, ta có biểu đồ sau:

15.26 87.74 12.53 87.47 2008 2009 2010

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2010 Vietinbank Thanh Xuân)

Như vậy theo kết quả tính toán trên, số món và doanh số chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo L/C tại chi nhánh chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong thanh toán hàng xuất. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân cả ở phía khách hàng và ngân hàng.

Về phía ngân hàng: để đảm bảo an toàn, chi nhánh chấp nhận hình thức chiết khấu có truy đòi, chuyển rủi ro sang phía người xuất khẩu. Chính điều này đã làn thu hẹp nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, khi quyết định tại trợ chiết khấu, chi nhánh còn cưan cứ vào các yếu tố như: mối quan hệ giữa kháhc hàng với đối tác, giữa chi nhánh với khách hàng… nên số doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu trên cũng không cao.

Về phía khách hàng: do còn hạn chế về năng lực, các doanh nghiệp XNK còn gặp nhiều khó khăn trong việc lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C. Chi nhánh thường xuyên phải sửa lỗi cho khách hàng, tuy niên trong nhiều trường hợp khách hàng sau khi được ngân hàng tư vấn không thể lập được bộ chứng từ hoàn hảo nên buộc phải gửi hộ chứng từ có lỗi đi để đòi tiền.

b. Cho vay xuất khẩu

Bảng 2.13. Dư nợ tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Vietinbank Thanh Xuân.

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Dư nợ tài trợ xuất khẩu 76,561 6,03 100,331 6,57 203,256 8,06

Tổng dư nợ tín dụng 1.269 100 1.528 100 2.522 100

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2010 Vietinbank Thanh Xuân)

Qua bảng 2.12 ta thấy dư nợ tài trợ xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng. Điều này phản ánh đúng đắn tình trạng nhập siêu của nền kinh tế nước ta và trong cơ cấu khách hàng của chi nhánh, các doanh nghiệp nhập khẩu vẫn chiếm đa số. Nhưng tỷ trọng này cũng đã có dấu hiệu tăng lên trong những năm

gần đây. Đây là một tín hiệu tốt cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đã chính thức hội nhập với nền kinh tế thế giới. Năm 2009, mức dư nợ tín dụng đạt 100.331 tỷ đồng, chiếm 6,57% trong tổng dư nợ tín dụng, tương ứng tăng 31% so với năm 2008. Mức dư nợ tín dụng trong năm 2010 chiếm 8,06% trong tổng dư nợ tín dụng và tăng 103,58% so với năm 2009. Mặc dù tài trợ L/C xuất rủi ro hơn so với tài trợ L/C nhập, nguyên nhân một phần do sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm của các doanh nghiệp XNK Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, tuy nhiên đây vẫn là một hoạt động đem lại lợi nhuận tốt và nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, phù hợp với định hướng của Chính phủ. Vì vậy, trong những năm tới nếu có sự quan tâm đúng mức thì chắc chắn hoạt động này sẽ có những bước phát triển khả quan hơn, giúp nâng cao hiệu quả tài trợ XNK.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tài trọ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân (Trang 47)