TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THANH XUÂN.
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
a. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ rất được chú trọng của Vietinbank Thanh Xuân. Thực tế là chi nhánh luôn cố gắng khai thác từ nhiều nguồn khác nhau để tăng được doanh số cũng như lợi nhuận mua bán ngoại tế. Giữa doanh số mua - bán cũng luôn có sự tăng trưởng đều đặn để duy trì nguồn ngoại tệ ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu tài trợ XNK, đảm bảo góp phần cân đối nguồn cho toàn hệ thống.
Bảng 2.4. Doanh số kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank Thanh Xuân
Đơn vị: USD 1000
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Doanh số Doanh số % so với 2008 Doanh số % so với 2009 Doanh số kinh
doanh ngoại tệ 230.248 433.840 +8,42 504.229 +16,21
Bán ngoại tệ 166.445 318.152 +91,15 392.451 +23,35
Mua ngoại tệ 63.803 115.688 +8,32 111.778 -24,92
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2010 Vietinbank Thanh Xuân)
Có thể thấy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày càng được chi nhánh chú trọng vì tầm quan trọng của nó. Trong 3 năm qua, doanh số kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh có chiều hướng tăng nhanh. Kinh doanh ngoại tệ năm 2010 là đỉnh cao trong giai đoạn 2008 - 2010 khi doanh số kinh doanh từ hoạt động này đạt 504.229 nghìn USD, tốc độ tăng trưởng đạt 16,21%. Hoạt đọng kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng ngày càng khởi sắc là do một trong những đối tác chính của ngân hàng là một hãng liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô lớn. Hoạt động của hãng ngày càng mở rộng, dẫn đến nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu linh kiện cao và tác động làm tăng doanh số mua bán ngoại tệ qua ngân hàng.
Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động bán ngoại tệ của ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao so với hoạt động mua ngoại tệ. Nămg 2008 doanh số bán ngoại tệ cao gấp 2,6 lần so với doanh số mua. Năm 2009 và 2010, con số này lần lượt là 2,8 lần và 3,4 lần. Điều này là dễ hiểu vì tình trạng chung ở nước ta hiện nay vẫn là nhập siêu, bởi vậy nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán cho đối tác nước ngoài thường rất cao.
b. Thanh toán XNK
Công tác thanh toán XNK tại chi nhánh Thanh Xuân thực sự đi vào hoạt động từ nưam 1997. Những năm đầu do chịu tác động chung cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và do lượng ngoại tệ còn khan hiếm nên khối lượng thanh toán qua ngân hàng còn chưa cao. Những năm gần đây, với sự quan tâm của Ban lãnh đạo cùng
với sự nỗ lực của phòng ban nghiệp vụ, kết hợp với hệ thống điện tử tiên tiến, công tác TTQT ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ chỗ ban đầu chỉ có nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, chuyển tiền đến nay đã có thêm nhiều hình thức khác nhau như: nhờ thu, bảo lãnh… Trong những năm gần đây, chi nhánh đã đạt được mức độ tăng trưởng khá về thanh toán XNK, có thể thấy qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Tình hình thanh toán XNK của Vietinbank Thanh Xuân
Đơn vị: USD 1000
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1 Thanh toán hàng nhập 138.123 212.061 451.245
1a Phát hành L/C 34.000 88.000 36.000
1b Thanh toán L/C nhập 53.979 70.328 198.207
1c Thanh toán nhờ thu 2.988 3.202 11.256
1d Chuyển tiền đi 47.156 50.531 205.782
2 Thanh toán hàng xuất 76.282 110.755 147.917
2a Thông báo L/C xuất 1.867 1.922 2.522
2b Thanh toán L/C xuất 70.559 98.710 124.623
2c Thanh toán nhờ thu 3.104 9.109 15.205
2d Chuyển tiền đến 752 1.104 5.567
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2010 Vietinbank Thanh Xuân)
Thông qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tình hình thanh toán XNK của chi nhánh trong giai đoạn vừa qua đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu qua cả ba phương thức đều tăng cả về giá trị lẫn số lượng hợp đồng.
Đối với phương thức nhờ thu và chuyển tiền, giá trị của hai phương thức này ngày càng tăng qua các năm. Dù bị ảnh hưởng mạnh từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng doanh số của phương thức nhờ thu và chuyển tiền các nưam 2009 và 2010 ngày càng tăng. Năm 2010 doanh số của phương thức nhờ thu và chuyển tiền lần lượt tăng 116,525 và 309,31% so với năm 2009.
Trong các phương thức thanh toán hiện nay, phương thức thanh toán TDCT vẫn là phương thức được sử dụng nhiều nhất. Chi nhánh Thanh Xuân cũng không phải là ngoại lệ. Trị giá thanh toán theo phương thức TDCT tại chi nhánh lớn hơn
so với các phương thức khác trong giao dịch thanh toán hàng XNK. Tổng giá trị L/C thanh toán qua ngân hàng năm 2010 đạt 322.830 nghìn USD, tăng 153.792 nghìn USD về giá trị, tương ứng tăng 90,98% so với năm 2009. Kết quả này cho thấy hoạt động thanh toán XNK tại chi nhánh Thanh Xuân đã và đang phát triển cả về số lượng và chất lượng. Điều này đã khẳng định vị thế cũng như uy tín của ngân hàng về lĩnh vực thanh toán XNK, nhất là trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay.