Ngân sách thương hiệu và đầu tư thương hiệu Du lịch Hạ Long

Một phần của tài liệu Tình hình Dịch vụ Du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 46 - 47)

Dưới góc độ Kinh tế Thương hiệu thì Thương hiệu Hạ Long cũng được nhìn nhận như một yếu tố kinh tế, một chủ thể kinh tế. Trong đó Hạ Long sở hữu các giá trị kinh tế rất giàu tiềm năng, giá trị mềm, giá trị di sản… Nếu được khai thác thương hiệu một các đúng đắn không những tạo ra lợi thế kinh tế, lợi nhuận trực tiếp mà còn bảo vệ uy tín thương hiệu, cảnh quan, môi trường, tôn tạo di sản và phát triển thật sự bền vững hài hoà giữa các mục tiêu kinh doanh và mục tiêu bảo tồn làm giàu các giá trị. Trong tinh thần đó, việc xây dựng một cơ chế nguồn vốn và nguồn thu – chi ngân sách là hết sức cần thiết.

Về nguyên tắc tất cả các đối tác, doanh nghiệp, chủ sản phẩm, hãng lữ hành, nhà tổ chức…Khi sử dụng hình ảnh, tên gọi, thương quyền, logo, biểu trưng chính thức đều phải có nghĩa vụ đóng góp một phần % nhất định khi ‘phát sinh’ lợi ích kinh tế; nhất là khi lợi ích kinh tế này vượt qua nguồn vốn đầu tư và pháp nhân hay thể nhân đó đã bỏ ra (kể cả vốn tài chính và vốn sở hữu trí tuệ, bản quyền…).

Hệ thống định chế và quy chế này cần phải được hoạch định rõ trong phần Chiến lược Thương hiệu và cụ thể hoá trong Quy chế Thương hiệu.Đây là việc làm có thể nói là chưa có tiền lệ tại Việt Nam nhưng không còn là điều mới mẻ đối với thế giới.

Trong tình huống thương hiệu Du lịch Hạ Long có thể thiết lập Quỹ phát triển thương hiệu và bảo tồn di sản Vịnh Hạ Long. Quỹ này do một cơ quan phi chính phủ của Hạ Long khởi xướng và hoạt động độc lập (NGO). Như vậy mới tương xứng với các NGO quốc tế nơi luôn có những chủ trương đồng hành và

hỗ trợ cho Vịnh hạ Long trong việc bảo tồn di sản, thiên nhiên, chất lượng thương hiệu sản phẩm và quảng bá thương hiệu.

Bên cạnh đó là chiến lược khai thác, là nơi tập trung nguồn thu từ các đối tác thương hiệu và là nơi hoạch định điều tiết ngân sách chi cho rất nhiều các hoạt động khác nhau liên quan đến xây dựng quảng bá thương hiệu rất tốn kém như: thiết kế, xây dựng ý tưởng sự kiện, quảng bá (roadshow) ra nước ngoài, khai thác thương quyền, sản xuất TVC phim quảng cáo, trang web và internet marketing, social media (mạng xã hội)…

Đi sâu hơn về việc quản trị ngân sách đầu tư & khai thác kinh tế thương hiệu, tác gỉa xin được trình bày cụ thể khi các cá nhân cơ quan đơn vị quan tâm, và xin mời tham khảo các vấn đề chính trong bài viết đính kèm về nâng cao năng lực quản trị thương hiệu địa phương. Tác giả cũng xin ghi nhận sự đóng góp bổ sung, bao gồm: cơ chế vận hành quỹ phát triển thương hiệu địa phương; đầu tư và tái đầu tư; điều hành quản lý quỹ phát triển thương hiệu địa phương; cơ chế lợi nhuận và phi lợi nhuận; cơ chế minh bạch hoá…

Một phần của tài liệu Tình hình Dịch vụ Du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w