Caxiterit: SnO2, đôi khi chứa hỗn hợp Nb, Ta và những nguyên tố khác Tinh hệ bốn phương.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: KHOÁNG VẬT TẠO ĐÁ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Trang 30 - 31)

- Xác định thành phần plagioclas: Khác với hai phương pháp trên, để xác định thành phần của plagioclas trên sơ đồ phải xác định trong phạm vi có ghi "song

23-Caxiterit: SnO2, đôi khi chứa hỗn hợp Nb, Ta và những nguyên tố khác Tinh hệ bốn phương.

Tinh hệ bốn phương.

ng =2,093, np =1,996, ng - np = 0,097. Tinh thể một trục, quang tính dương.

Thường tạo tinh thể tự hình, cát khai theo lăng trụ, song tinh dạng khuỷu gấp khúc hoặc dạng trái tim. Mặt sần rất rõ, độ nổi cao hơn zircon.

Không màu, vàng nhạt, nâu nhạt, có khi thấy rõ ranh giới màu của chúng. Màu giao thoa giống sfen - trắng bậc cao, xuất hiện ánh xà cừ.

Phân biệt với zircon bởi hình dạng, song tinh, chiết suất cao hơn và màu giao thoa trắng bậc cao. Khác với titanit ở hình dạng tinh thể và là tinh thể một trục.

Caxiterit gặp trong granit, pegmatit, các mạch thạch anh, greizen. Tổ hợp cộng sinh đặc trưng : thạch anh, mutcovit, tuamalin, topa.

24- Turmalin

Na(Fe,Mg)3Al [B3Al3Si8O27 OH], trong thành phần có chứa 9 - 11,5% B2O3. Tính hệ ba phương, dạng lăng trụ rõ.

ng =1,698 - 1,635, np =l,658 - 1,614, ng - np = 0,020 - 0,040. Tinh thể một trục, quang tính âm.

Tinh thể dạng lăng trụ kéo dài, tiết diện ngang có hình tam giác cong. Không màu, vàng nhạt, màu nâu, xanh, lục, đôi khi hầu như đen, với các sắc thái khác nhau.

Đa sắc rõ, (Ng = lục đậm, Np lục sáng), mặt sần và độ nổi rõ, màu giao thoa bậc II, tắt đứng, dấu kéo dài âm.

Turmalin phân bố rộng rãi trong trong pecmatit. cả trong granit, thường gặp trong đá phiến sét và các đá phiến khác, trong biến chất tiếp xúc, đá vôi, trong các mạch nhiệt dịch nhiệt độ cao. Trong đá vụn cũng có nhưng ít.

Turmalin giống biotit, hocblen, egyrin, khác với chúng ở tính trục của tinh thể (một trục) và tắt đứng.

25- Rutin: TiO2. Tinh hệ bốn phương.ng = 2,903, np = 2,616, ng - np = 0,287. ng = 2,903, np = 2,616, ng - np = 0,287. Tinh thể một trục, quang tính dương.

Thường có dạng lăng trụ nhỏ hoặc dạng kim (sagenit), màu nâu đỏ hoặc vàng nhạt, đôi khi gặp dạng hạt. Thường gặp song tinh dạng khuỷu. Khác với các khoáng vật khác là luôn có độ nổi rất cao, màu giao thoa cao.

Rutin là khoáng vật phụ của đá biến chất, cả trong đá macma kèm theo quá trình phá hủy biotit, thường gặp cùng titanit.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: KHOÁNG VẬT TẠO ĐÁ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Trang 30 - 31)