- Xác định thành phần plagioclas: Khác với hai phương pháp trên, để xác định thành phần của plagioclas trên sơ đồ phải xác định trong phạm vi có ghi "song
52- Talc: (OH)2(Mg)3Si4O 10 Tính hệ một xiên.
5.2. Gia công mẫu soi kiểu mẫu nhúng
Nghiền đối vật thành những hạt nhỏ đường kính khoảng 0,05-0,20mm. Nếu hạt lớn hơn 0,20mm thì hiện tượng mao dẫn chất lỏng sẽ khó xảy ra. Nếu hạt nhỏ hơn 0,05mm khả năng sử dụng kính hiển vi kém khi ta muốn quan sát hình dạng của hạt (nếu dùng phương pháp nhúng chỉ để đo chiết suất của đối vật, có thể tán hạt với kích
a
b c
e d
thước 0,01-0,20mm). Các phẩm vật hóa học có thể tán bằng cối sứ, cối mẫu não. Các đối vật cứng như đá, gạch chịu lửa… nên dùng cối thép.
Rắc hạt thưa thớt lên trên một tấm kính nền, trong một diện tích nhỏ có đường kính khoảng 4mm. Đặt một mảnh kính phủ kích thước khoảng 4x4mm lên trên hạt. Nhỏ một giọt chất lỏng (thuốc nhúng) vào rìa kính phủ.Do mao chất lỏng sẽ tràn ngập vào các hạt đối vật.
Để tiết kiệm chất nhúng và rút ngắn thời gian làm động tác thay đổi thuốc nhúng ta không dùng kính phủ có cỡ thông dụng bán ngoài thị trường(16x16mm) má dùng cỡ nhỏ hơn. Có thể chia nhỏ kính phủ cỡ lớn bằng cách : Đặt kính phủ lên mặt tờ giấy mền, trên hai, ba tờ giấy lọc chẳng hạn,để trên bàn. Cầm một tấm kính nền ở, vị trí nghiêng, tì một cạnh vào kính phủ rồi ấn xuống bằng một động tác nhanh, dứt khoát, đủ mạnh, kính phủ sẽ vở theo đường có cạnh kính nền tì lên. Cũng có thể dùng một mảnh thạch anh vỡ vạch nhẹ tay lên kính phủ rồi bẽ.
Trường hợp muốn có những mẫu soi gắn hat ta phải chuẩn bị như sau:
Thoạt tiên nhỏ một giọt nước (nước cất có pha một tí đường) lên tấm kính nền. Nhúng ướt đầu kim rồi dính một số hạt tinh thể đã nghiền nhỏ vào đầu kim. Chấm đầu kim vào nước trên kính, các hạt tinh thể sẽ bị nước giữ lại trên tấm kính. Nếu tấm kính không sạch và có dầu mỡ giọt nước sẽ không dàn mỏng mà tạo thành một chỏm cầu. Các hạt tinh thể thả vào sẽ chạy ra rìa cả và không phân bố đều. Gặp trường hợp này phải rửa lại thật sạch tấm kính bằng nước nóng và xà phòng. Có thể dùng đầu kim gạt đi gạt lại các hạt cho chúng phân bố thưa và đều. Hơ qua hơ lại tấm kính trên một ngọn đèn cồn hoặc trên một bóng điện thắp sáng cho nước bốc hơi hết. Khi đã khô các hạt sẽ dính vào tấm kính. Chỉ lúc này mới đặt kính phủ lên, đợi nguội hẳn mới nhỏ giọt chất lỏng vào. Khi muốn rút chất lỏng này để thay chất lỏng khác ta dùng những mảnh giấy lọc cắt nhỏ khổ 0,5-1x5cm, tùy cạnh mảnh giấy lọc vào tấm kính, nhẹ nhàng đẩy dần mảnh giấy vào phía rìa mảnh kính phủ. Khi rìa giấy chạm vào chất lỏng, giấy sẽ hút chất lỏng ra. Đối với những mẫu soi gắn hạt, động tác hút chất lỏng bằng chất lọc này phải rất nhẹ nhàng không được động chạm đến mảnh kính phủ để khỏi làm long hạt hoặc làm hạt đã chọn chạy khỏi thị trường.
Đôi khi phải nghiên cứu những tinh thể còn ướt, thí dụ sản phẩm kết tủa của phản ứng hóa học hay những tinh thể đang nằm trong môi trường nuôi. Ta hãy nhỏ một giọt gồm cả tinh thể lẫn chất lỏng naý lên tấm kính nền rồi đậy kính phủ lên trên. Nếu tinh thể có kích thước quá lớn, trước hết phải tán cho nhỏ đã.Ở đây, thay cho chất lỏng của hộp thuốc nhúng ta dùng luôn chất lỏng vốn đang đi kèm tinh thể (dung dịch mẹ).
Đối với mẩu vật vô cơ, thí dụ đá, có hai thành phần trở lên, sau khi đã tán nhỏ cần phải tách thành phần trước khi làm mẫu nhúng. Có thể dùng làm chất lỏng có tỷ trọng khác nhau để tách chúng. Ví dụ dùng bromofom CHBr3(tỷ trọng 2,9) ioduametilen CH2I2(tỉ trọng 3,3), hỗn hợp với tỷ trọng thay đổi của chúng với benzen hoặc giữa chúng với nhau v.v… Sau khi tách xong phải sấy khô. Dùng các chất lỏng hữu cơ nói trên để tách, có thuận tiện là những hạt tách được không mất thì giờ rửa vì những chất này để bay hơi nhất.