Chương 3 KHOÁNG VẬT TẠO TRẦM TÍCH

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: KHOÁNG VẬT TẠO ĐÁ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Trang 33 - 34)

- Xác định thành phần plagioclas: Khác với hai phương pháp trên, để xác định thành phần của plagioclas trên sơ đồ phải xác định trong phạm vi có ghi "song

Chương 3 KHOÁNG VẬT TẠO TRẦM TÍCH

3.1. Nhóm khoáng vật sét

Nhóm khoáng vật sét là loại silicát lớp với gốc Si4O10. Đặc điểm là kích thước khoáng vật cực nhỏ, thuộc loại silicát nước và alumosilicát, chủ yếu là nhóm magie và calci với các hợp chất sắt, calci, natri và một vài nguyên tố khác.

Phổ biến nhất trong nhóm khoáng vật này là kaolinit, monmorilonit và hydromica.

31- Kaolinit

Al4[Si4O10] [OH]8 - Tính hệ ba nghiêng giả sáu phương. Gặp dưới dạng vẩy nhỏ, tập hợp rẻ quạt. Kích thước của tinh thể rất nhỏ (< 0,01mm) lát cắt có dạng 6 cạnh cát khai hoàn theo (001).

Trong lát mỏng không màu, đôi khi màu vàng nhạt, ở dạng tập hợp thì không trong suốt, dưới ánh sáng phản xạ có màu trắng hoặc phớt vàng.

ng= 1,560 - 1,570, nm = 1,559 - 1,569

np = 1,553-1,565, ng - np = 0,006, 2V = 24 – 50o, quang tính âm.

Mặt quang trục và trục Ng vuông góc với (010), Nm tạo với mặt cát khai góc từ 1 đến 35o.

Biến thể đồng hình của kaolinit là dickit và nacrit có tinh hệ một nghiêng. Nó phân biệt với kaolinit ở trị số góc tắt Nm: (010) : 14 - 200 (dickit) và 100 (nacrit). Ngoài ra 2V (+) = 500 - 800 ở dickit và 2V (-) = 400 - 900 ở nacrit.

Nhiệt độ nóng chảy của kaolinit khoảng 175o - 1787oC. Có một hiệu ứng nội nhiệt ở khoảng 510o - 600oC, khi đó xẩy ra mất nước kết tinh (H.4.1).

Kaolinit là khoáng vật điển hình của đá trầm tích. Nó được thành tạo trong điều kiện ngoại sinh do sự phá hủy các khoáng vật của đá magma và biến chất có chứa nhôm. Cũng có thể được thành tạo từ felspat và fenpatit dưới ảnh hường của dung dịch nhiệt dịch nhiệt độ thấp (pelit hóa).

Kaolinit trong lát mỏng giống monmorilonit và serixit nhưng đại lượng lưỡng chiết suất thấp hơn, ngoài ra kaolinit còn có chiết suất cao hơn monmorilonit.

Haluazit là dạng kaolinit bị khử nước, công thức Al4[Si4O10](OH)8.4H2O, được phân biệt bởi cấu trúc hình ống, khi bị thủy phân lại tạo metahaluazit có công thức giống kaolinit. Cả hai loại trên ít khi gặp dưới dạng khoáng vật độc lập mà thường là những hỗn hợp xuất hiện khi thủy phân một chiều haluazit.

Trong lát mỏng haluazit và metahaluazit không màu, chiết suất trung bình của haluazit gần 1,530, metahaluazit - 1,55-1,56, lưỡng chiết suất rất thấp không quá 0,002, gần như đẳng hướng.

Haluazit là khoáng vật rất phổ biến trong vỏ phong hóa và đối oxy hóa, đôi khi cũng gặp nó như một khoáng vật sét.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: KHOÁNG VẬT TẠO ĐÁ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w