- Xác định thành phần plagioclas: Khác với hai phương pháp trên, để xác định thành phần của plagioclas trên sơ đồ phải xác định trong phạm vi có ghi "song
52- Talc: (OH)2(Mg)3Si4O 10 Tính hệ một xiên.
5.3. Gia công mẫu soi kiểu tái kết tinh
Đối với nhiều sản phẩm hóa học có thể chuẩn bị mẫu soi bằng cách cho vật chất tái kết tinh. Tùy từng loại vật chất có thể chọn cách cho tái kết tinh thích hợp: từ dung dịch, bằng cách thăng hoa hay từng trạng thái nóng chảy.
1. Tái kết tinh từ dung dịch: Nếu đối vật quá ít, khi gia công mẫu soi nhỏ một giọt nước cất lên tấm kính nền rồi dùng đầu kim thả vào giọt nước bột đối vật, vừa hơ ấm tấm kim vừa khuấy nhẹ kim cho bột tan hết. Kim phải ở vị trí thẳng đứng không làm giọt nước chảy loang. Thỏa thêm một đối vật rồi khuấy, cứ thế cho đến khi bột không tan được nữa. Nếu đối vật có nhiều, có thể hòa trước đối vật vào 1-2cc nước cất âm ấm. Đợi lượng chất dư thừa lóng đọng. Lấy một giọt dung dịch này nhỏ lên mặt kính. Đặt tấm kính ên bàn kính hiển vi và dùng vật kính số nhỏ quan sát xem có tinh tể nhỏ kết tinh không. Nếu lâu không thấy có thể đem hơ ấm tấm kính. Khi thấy ở rìa của giọt dung dịch xuất hiện những tinh thể li ti cái nọ bám vào cái kia và hình thành một đường ca8n5bao quanh giọt nước, lập tức đặt tấm kính lên bàn kính hiển vi. Dùng kim phá vỡ mảnh tinh thể ngoài rìa thành một số đơn tinh thể, nhẹ nhàng gạt chúng vào bên trong giọt dung dịch. Qua kính hiển vi nếu thấy những tinh thể nhỏ này bị hòa tan dần thì có nghĩa là dung dịch chuẩn bị lúc đầu chưa bão hòa.Gặp trường hợp này phải hơ nóng lâu thêm, vừa hơ vừa khuấy nhẹ, tránh làm giọt dung dịch chảy loang. Sau đó lặp lại cách gây tinh thể nhỏ.
Trường hợp dung dịch có độ bão hòa lớn quá, các tinh thể nhỏ xuất hiện rất nhanh và kích thước chưa đủ độ lớn đã trở thành dày đặc, ta phải làm lại với dung dịch loãng hơn.Khi những tinh thể xuất hiện trong giọt dung dịch nhìn thấy qua kính , dã đạt kích thướt thích hợp, ta đặt kính phủ lên trên để ngăn không cho dung môi bay ra nữa. Mẫu soi đã được hoàn thành.
2. Tái kết tinh thể bằng thăng hoa: Phương pháp này thích hợp đặt biệt với hợp chất hữu cơ và những thành phần vô cơ dễ bốc cháy như thủy ngân iodua, amoni halit, asen pentoxyt…Cách tạo mẫu soi đơn giản nhất như sau: đặt tấm kính nền lên tấm kim loại trên bết điện. Nhỏ một giọt dung dịch của đối vật vào giữa. dặt một tấm kính nền khác kê trên ba tấm kính để hứng các hơi thăng hoa khi dung môi bốc hơi hết đến lượt vật chất thăng hoa , chúng sẽ bám vào kính nền, tạo nên những tinh thể nhỏ. Có thể tiếp tục nhỏ thêm giọt dung dịch thứ hai, rồi thứ ba ..v.v. Khi nào các tinh thể tạo được đạt kích thước thích hợp thì thôi.
3. Tái kết tinh thể từ thể nóng chảy: Dùng cho vật chất nóng chảy ở nhiệt độ thấp. Tạo được mẫu soi có dạng tương tự lát mỏng thạch học. Đặt một kính nền lên tấm kim loại trên bết điện. Dùng kim loại gạt dần một chút bột vật chất vào rìa cạnh kính phủ. Khi vật chất chảy lỏng nó sẽ thâm nhập vào không gian giữa kính nền và kính phủ. Nhẹ tay đẩy kính nền cho nhô một phần ra ngoài tấm kim loại trên bếp. Tắt bết điện cho vật chất nguội dần cùng tấm kim loại. Nếu bỏ ngay kính nền ra ngoài vật chất sẽ kết tinh rất nhanh, tinh thể tạo được sẽ có kích thước quá nhỏ.
Muốn quan sát rõ hình dạng của tinh thể, những phần trống còn sát trong lát mỏng kết tinh cần được điền đầy bằng thuốc nhúng, hoặc dầu, hoặc nhựa canađa bằng cách nhỏ chất lỏng vào rìa kính phủ hoặc cho bột nhựa canađa vào rìa kính phủ rồi đun nóng lần nữa, nhưng chỉ nóng vừa đủ để nhựa nóng chảy.
Mẫu soi lát mỏng thạch học có những ưu điểm sau: Vì có bề dày chuẩn, mọi lát cắt tinh thể trong lát mỏng đều dày như nhau nên màu giao thoa cao nhất của mỗi thành phần thể hiện luôn tính lưỡng chiết cao hay thấp của mỗi thành phần. Nhờ đặt điểm của hạt tinh thể có vị trí hỗn độn trong lát mỏng nên ta có thể chọn ra những lát cắt định hướng hoặc gần định hướng từ một số hạt lớn có trong lát mỏng. Bằng mẫu soi kiểu này ta quan sát được dể dàng mối liên hệ giữa các thành phần biểu hiện trong
Mẫu nhúng cũng có những nhược điểm riêng: màu giao thoa cao nhất của hạt quan sát được không thể dùng để xát định tính lưỡng chiết của tinh thể vì bề dày của hạt rất khác nhau. Ta chỉ quan sát được những lát cắt song song với mặt cát khai ưu thế của tinh thể. Khi tán nhỏ, các hạt vỡ theo các mặt các khai. Chúng thường nằm trên mặt kính nền theo những mặt các khai ưu thế. Do đó ta khó chọn những lát cắt định hướng theo ý muốn. Tuy nhiên nhờ tính cát khai của tinh thể ta lại có thể dùng mẫu nhúng đựng được hình khối cát khai, xát định được vị trí của mặt quang suất trong khối cát khai.v.v..
Mẫu tái kết tinh có những nhược điểm và ưu điểm hơi giống như mẫu nhúng.Các tinh thể tái kết tinh bao giờ củng nằm trên mặt kính nền theo một mặt tinh thể nào đóphát triển ưu thế. Do đó, ta không thể chọn một lát cắt định hướng bất kỳ; ngược lại ta quan sát dể dàng dạng tự hình của tinh thể.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
1. Nêu qui trình gia công mẫu soi kiểu lát mỏng thạch học? 2. Nêu qui trình gia công mẫu soi kiểu mẫu nhúng?