Nhóm phụ felspat kal

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: KHOÁNG VẬT TẠO ĐÁ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Trang 25 - 27)

- Xác định thành phần plagioclas: Khác với hai phương pháp trên, để xác định thành phần của plagioclas trên sơ đồ phải xác định trong phạm vi có ghi "song

2.2.1.2. Nhóm phụ felspat kal

Trong phụ nhóm felspat kali có nhiều khoáng vật, phổ biến nhất là saniđin, octocla và microclin, chúng có thành phần hóa học giống nhau với công thức

KAlSi3O8, nhưng khác nhau về điều kiện thành tạo; adule là loại octocla trong như nước.

Về tính chất tinh thể thì felspat kali có hình dạng giống plagioclas, chỉ khác góc giữa (001) và (010). Plagioclas có góc giữa (001) và (010) = 86o, octocla, saniđin = 90o, microclin = 89o43.

Cát khai hoàn toàn theo (010) và (001).

Octocla thường có song tinh đơn giản, microclin có song tinh mạng lưới (song tinh đồng thời theo hai luật). Nếu không có song tinh, hai khoáng vật này rất khó phân biệt.

Trong lát mỏng felspat kali không màu, chiết suất nhỏ hơn nhựa canađa. Nếu đóng bớt chắn sáng, nâng ống kính lên sẽ thấy bề mặt có màu phớt hồng (phân biệt với thạch anh và plagioclas).

Trong felspat kali, octocla và microclin thường gặp hiện tượng ghép có qui luật với albit dưới dạng những mạch nhỏ. Nếu albit ghép với felspat kém mà thấy được bằng mắt thường gọi là pectit, nếu chỉ thấy được dưới kính gọi là micropectit, ngoài ra còn gặp ẩn pectit - biết được nhờ phân tích hóa học, antipectit - các dải nhỏ của fenpat kali ghép trong plagiocla.

Biến đổi thứ sinh của felspat kali chủ yếu là sét hóa, dưới một nicol là những bụi bẩn màu vàng.

Trong tự nhiên microclin (tinh hệ ba nghiêng) đặc trưng cho pegmatit và các đá magma hạt thô kết tinh ở nhiệt độ thấp, glanosienit, pocfia và pocfia thạch anh, gơnai. Saniđin (tinh hệ một nghiêng) đặc trưng cho đá phun trào acit kết tinh ở nhiệt độ cao. Octocla (tinh hệ một nghiêng) gặp nhiều trong đá magma kết tinh ở nhiệt độ trung bình và thấp. Anđule thường gặp trong các mạch nhiệt dịch. Anoctocla thường gặp trong các phun trào kiềm (nhiệt độ thấp).

Mối quan hệ của các khoáng vật nhóm felspat thể hiện trong loạt đồng hình: Octocla ________________________________Albit.

KAlSi3O8 NaAlSi3O8

sanidin Anoctocla

13- Octocla: (K,Na)AlSi3O8. Tinh hệ một xiên.ng = 1,526, nm = 1,524, np = 1,519, ng - np = 0,007 ng = 1,526, nm = 1,524, np = 1,519, ng - np = 0,007 Định hướng trục quang suất α:

Np=5o (trong mặt 010), b=Ng, c: Nm=14o- 21o.

Quang tính âm, 2V(-) = 60 - 72o

(H2.21).

Chiết suất và màu giao thoa của octocla nhỏ hơn thạch anh. Góc tắt và góc trục quang không cố định liên quan với hàm lượng Na2O trong octocla. Khi tăng lượng Na2O thì góc a : Np tăng đạt 10 - 12o. Song tinh đơn giản theo luật carbat. Bị sét hóa, kaolinit hóa, bề mặt thường có màu nâu bẩn.

Octocla phân bố rộng rãi trong granit, sienit, pocfia và pocfia thạch anh, cả trong gơnai.

Octocla khác với thạch anh bởi chiết suất cát khai và có sản phẩm phá hủy (kaolinit, mờ).

Khác với octocla, adule là khoáng vật trong suốt như nước không bị phá hủy.

14- Microclin: (K,Na)AlSi3O8, Tinh hệ ba xiên.ng = 1,530, nm = 1,526, np = 1,522, ng - np = 0,008. ng = 1,530, nm = 1,526, np = 1,522, ng - np = 0,008. Quang tính âm, 2V(-) = 77o - 84o.

Định hướng quang học trong microclin như sau: Np(010) gần 15o-16o trong mặt (001); α: Np = 5o trong mặt (010) (H.3.22).

Dưới một nicon tính chất quang học giống như octocla. Dưới hai nicon vuông góc thường quan sát thấy ghép song tinh đa hợp đồng thời theo luật anbit và periclin tạo nên song tinh mạng lưới đặc trưng. Cũng gặp cả song tinh carbat và song tinh theo các luật khác. Ghép pectit cũng giống octocla.

Microclin phân biệt với octocla bởi song tinh mạng lưới, khác với plagiocla bởi song tinh luật anbit-periclin và chiết suất nhỏ hơn. Trường hợp lát cắt

không có song tinh mạng lưới thì phải xác định microclin theo góc tắt.

15-Saniđin: (K,Na)AlSi3O8. Tinh hệ một nghiêng ng = 1,525, nm = 1,525, np = 1,520, ng - np = 0,005. Định hướng trục quang suất:

- mặt trục quang là mặt (010); a : Np=5o

hoặc 2- mặt quang trục ⊥(010); b = Ng, α: Np = 5o (H.3.23). Quang tính âm, 2V(-) = 0o-12o. Thường tạo thành tinh thể có mặt giới hạn rõ theo (001) và (010), đôi khi theo (100).

Khác với octocla, dưới kính hiển vi sanidin có đặc điểm thủy tinh, không màu, hoàn toàn trong suốt, không bị phá hủy, 2V nhỏ, đồng thời khác biệt cả vế định hướng quang học trong tinh thể. Phân biệt với thạch anh bởi chiết

suất nhỏ hơn, cát khai hoàn toàn, quang tính âm, hai trục, có song tinh.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: KHOÁNG VẬT TẠO ĐÁ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w