Kianit (disten)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: KHOÁNG VẬT TẠO ĐÁ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Trang 41)

- Xác định thành phần plagioclas: Khác với hai phương pháp trên, để xác định thành phần của plagioclas trên sơ đồ phải xác định trong phạm vi có ghi "song

48-Kianit (disten)

Trong kianit mặt quang trục hầu như vuông góc với mặt (100), c : Ng khoảng 30o. Kianit không màu, tinh thể có dạng tấm theo mặt (100), hiếm hơn theo (010), cát khai (thớ tách) theo (001) với góc khoảng 85o (H.5.4).

Đặc điểm đặc trưng của kianit là mặt sần và độ nổi rõ, góc tắt lớn, màu giao thoa không cao lắm, không quá bậc I, dấu kéo dài dương, dấu quang tính âm, đôi khi có song tinh đa hợp. Tổ hợp cộng sinh đặc trưng là storolit, granat, tuân, mutcovit, biotit, đôi khi có cả fenpat và thạch anh. Nó chỉ tham gia vào thành phần của gơnai và đá phiến mica. Kianit là khoáng vật áp suất cao.

49- Topaz

Định hướng quang học trong tinh thể topaz như sau: a = Np, b = Nm, c = Ng. Topa luôn luôn không màu, có dạng hạt không đều đặn hoặc dạng lăng trụ ngắn với lát cắt tiết diện ngang hình thoi, cát khai rõ theo (001). Đặc trưng là tắt đứng, mặt sần rõ, màu giao thoa giống thạch anh, khác với thạch anh là chiết suất cao hơn, có cát khai và là tinh thể hai trục; khác với các khoáng vật khác bởi tắt đứng. Mặt quang trục là (010), tán sắc rõ.

Trong lát mỏng topaz giống apatit và andaluzit, nhưng các khoáng vật này đều có quang tính âm và dấu kéo dài âm, apatit một trục, không có cát khai; andaluzit – cát khai hai phương theo lăng trụ.

Topaz là khoáng vật đặc trưng của greizen, của khoáng sàng dạng mạch nhiệt dịch nhiệt độ cao. Tổ hợp cộng sinh đặc trưng: thạch anh, turmalin, fluorit, caxiterit, mutcovit, trong vài loại granit, pegmatit, đôi khi có cả trong liparit.

50- Storolit

Định hướng quang tính: a = Nm, b : Np, c = Ng.

Đặc trưng là màu vàng, đa sắc rất rõ với công thức đa sắc Ng >Nm>Np. Tạo tinh thể dạng lăng trụ tiết diện ngang hình sáu cạnh giới hạn bởi các mặt (110) và (010), không có cát khai hoặc cát khai theo (001). Độ nổi và mặt sần rất rõ, màu giao thoa không cao đến màu vàng sáng bậc I, tắt đứng.

Xung quanh rìa của tinh thể storolit thường xuất hiện thạch anh. Storolit là thành phần đá biến chất thành tạo từ các đá sét, đá phiến mica, filit, gơnai. Tổ hợp cộng sinh đặc trưng là granat, kianit, biotit.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: KHOÁNG VẬT TẠO ĐÁ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT (Trang 41)