GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÁC TNC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC CÔNG TY XUYÊN ĐA QUỐC GIA CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TNCs CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO VIỆT NAM (Trang 35)

VIỆT NAM

4.1 Giải pháp từ phía Nhà nước

Trong mục tiêu nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI tại Việt Nam thì Nhà nước đồng thời đảm nhiệm vai trò 5 “nhà”: (1) Nhà đi đầu đưa ra các quy phạm và chính sách; (2) Nhà môi giới trung gian; (3) Nhà ủng hộ đầu tư vốn trong việc chuyển hóa các thành quả khoa học công nghệ; (4) Nhà điều tiết quan hệ lợi ích giữa các bên; (5) Nhà bảo hộ hợp pháp lợi ích các bên. Do vậy, giải pháp cụ thể đối với Nhà nước như sau:

4.1.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách nhằm thu hút FDI và khuyến khích cácdoanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ

Nhà nước cần có cơ chế, chính sách đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý, môi giới, tư vấn, đánh giá, thẩm định và chuyển giao công nghệ.

Áp dụng các công cụ chính sách tài chính ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào khoa học công nghệ, đặc biệt là các công nghệ được ưu tiên.

Bảo đảm về quyền sở hữu trớ tuệ.

Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm thúc đẩy triển khai dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động kinh doanh có hiệu quả, qua đó nâng cao uy tín của môi trường đầu tư ở nước ta.

Thực hiện vận động xúc tiến đầu tư tại các địa bàn có trọng điểm, tăng cường thông tin về đầu tư nước ngoài qua các kênh truyền thông.

Tập trung thu hút những TNCs hàng đầu thế giới, từ đó tận dụng tối đa khả năng công nghệ, kinh nghiệm và nền tảng sản xuất kinh doanh của các TNCs này. Các nước khu vực Đông Á đã là một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất của các TNCs lớn và đã trở thành công xưởng của thế giới trong nhiều lĩnh vực. Việc thu hút các TNCs này hứa hẹn có sự đổi mới nhanh về công nghệ, tạo nên giá trị gia tăng mới cao, giảm được mức độ ô nhiễm môi trường, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Thu hút các TNCs lớn, Việt Nam sẽ có nguồn đầu tư ổn định, lâu dài. Chỉ những TNCs lớn từ chính quốc mới chú trọng phát triển các trung tâm R&D. Đây là một lợi thế rất đáng quan tâm đối với bất kỳ một nước đang phát triển nào. Đồng thời Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi các giá trị toàn cầu của các TNCs này. Tuy nhiên, để thu hút nhiều TNCs lớn đồng thời tham gia vào chuỗi giá trị của họ, Việt Nam cần phải phát triển các ngành phụ trợ hơn nữa, chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực chất lượng cao và hạ tầng đồng bộ.

4.1.2 Phát triển toàn diện nhân tố con người

Trong hơn một thập kỷ qua, thay đổi công nghệ đã gây ra tình trạng giảm cầu đối với lao động giá rẻ, tay nghề thấp. Như vậy Việt Nam đang mất dần đi lợi thế cạnh tranh về lao

tay nghề cao. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận công nghệ được chuyển giao.

Chúng ta nên tập trung vào những vấn đề sau:

- Đẩy mạnh việc tuyển chọn và gửi học sinh, sinh viên, cán bộ KH&CN đi đào tạo một cách đồng bộ ở các nước có trình độ KH&CN tiên tiến, trước mắt trong một số lĩnh vực KH&CN trọng điểm quốc gia. Phối hợp chặt chẽ giữa việc đào tạo với cơ quan sử dụng cán bộ KH&CN.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, các nhà bác học, các tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề, hình thành các tập thể KH&CN mạnh, đủ sức giải quyết những nhiệm vụ KH&CN quan trọng.

- Điều chỉnh cơ cấu đào tạo công nhân kỹ thuật (đặc biệt công nhân có tay nghề cao) cho các ngành đang thu hút đầu tư nước ngoài. Nâng cao nội dung về mặt thực tiễn trong các chương trình giáo dục và đào tạo cũng như trong giáo trình.

- Dành các biện pháp khuyến khích và đối xử đặc biệt đối với các công ty nước ngoài hiện đang làm việc và tham gia vào đào tạo trình độ cao, chuyển giao công nghệ và hoạt động nghiên cứu triển khai ở Việt Nam.

- Tăng cường nguồn vốn tài trợ cho hoạt động R&D để ứng dụng trong sản xuất. Hình thành các mối liên hệ giữa các trường đại học, các viện R&D trong nước với các đối tác được lựa chọn ở nước ngoài.

4.1.3 Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Như chúng ta đã biết cơ sở hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành có công nghệ cao.

Muốn tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao chúng ta cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm viễn thông, điện, cảng biển và cảng hàng không; hạ tầng thương mại bao gồm kho tàng, chợ đầu mối ở nơi giao nhau của các tỉnh. Xây dựng các khu công nghệ cao, khu công nghiệp để di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm trong thành phố, thị trấn, thị xã; xây dựng khu công nghiệp nhỏ cho làng nghề và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tập trung xây dựng hạ tầng phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

4.1.4 Thường xuyên rà soát và đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đếnchuyển giao công nghệ để rút ra bài học, nhanh chóng khắc phục và có giải pháp cải tiến. chuyển giao công nghệ để rút ra bài học, nhanh chóng khắc phục và có giải pháp cải tiến.

4.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

4.2.1 Các doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động trong việc lựa chọn những công nghệthích hợp vừa mang lại hiệu quả cao, vừa phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà thích hợp vừa mang lại hiệu quả cao, vừa phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước.

Như trên đã phân tích, công tác lựa chọn công nghệ thích hợp của Việt Nam hiện nay còn kém. Các doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ do sức ép của thị trường chứ không phải do chủ động theo kế hoạch. Hơn nữa, những công nghệ chuyển giao phần lớn là do phía nước ngoài giới thiệu chứ không phải tự các doanh nghiệp của ta tìm kiếm hoặc tự nghiên cứu, thiết kế.

Do đó, để lựa chọn được công nghệ thích hợp, chúng ta cần nắm được thông tin. Từ đó trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp, chúng ta chủ động tìm bên cung cấp công nghệ. Các lĩnh vực thông tin liên quan đến bên cung cấp công nghệ và bên công nhận công nghệ thường là lịch sử và kinh nghiệm, địa vị hiện tại, chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp.

Con đường tìm kiếm công nghệ: hội chợ thương mại, các ấn phẩm và các nhà tư vấn, dịch vụ thông tin của Chính phủ và con đường thông qua đấu thầu.

4.2.2 Khuyến khích sáng tạo, cải tiến kỹ thuật trong quá trình sử dụng công nghệ.

Các công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam đều là công nghệ hiện đại hơn so với các công nghệ hiện có tại Việt Nam. Tuy nhiên khi được phát minh và triển khai ở nước bản quốc thì họ lại tính đến những yếu tố như thu nhập, sở thích, điều kiện cơ sở hạ tầng, thời tiết khí hậu… của chính nước đó. Do đó khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam thì mỗi doanh nghiệp FDI đều nên tính đến các điều kiện đặc thù của Việt Nam để cải tiến cho phù hợp. Ví dụ như thu nhập của đa số người dân Việt Nam đều thấp thì các doanh nghiệp sản xuất xe máy nên thiết kế ra các sản phẩm giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng (như trường hợp xe máy Wavea); đường xá Việt Nam gồ ghề thì nên cải tiến sao cho giảm độ ồn, rung của động cơ… Có như vậy thì mới vừa tạo ra uy tín cho doanh nghiệp, vừa tăng sức tiêu thụ của sản phẩm.

Khi chuyển giao công nghệ vào Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài không nên chỉ dừng lại ở việc sử dụng công nghệ mà còn nên phát triển công nghệ thêm những tầm cao mới. Như chúng ta đã biết tri thức khoa học không chỉ có mặt ở nước phát minh công nghệ mà còn cả ở nước tiếp nhận công nghệ. Hơn nữa con người Việt Nam vốn rất thông minh, dễ tiếp thu cái mới và khả năng tư duy sáng tạo cao. Do vậy các doanh nghiệp FDI cũng nên tận dụng đội ngũ trí thức sẵn có này để sáng tạo ra sản phẩm mới, phương thức sản xuất mới nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao năng suất lao động đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Muốn vậy mỗi doanh nghiệp FDI nên nghĩ đến việc đặt thêm một cơ sở nghiên cứu và phát triển sản phẩm để khai thác chất xám của lực lượng lao động trong nước, tạo ra công nghệ để bán ra nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.3 Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ lao động.

Đội ngũ lao động của Việt Nam có ưu điểm là giá rẻ, nhưng trình độ và tay nghề lại chưa đáp ứng nhu cầu về cả số lượng và chất lượng. Do đó, mỗi doanh nghiệp tuỳ theo lĩnh vực hoạt động, phải chủ động và nhanh chóng có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực nghiên cứu để tiếp nhận, làm chủ và khả năng triển khai ứng dụng công nghệ nhập có hiệu quả.

Việc đào tạo có thể được thực hiện theo nhiều hình thức: gửi người đi đào tạo tại cơ sở ở nước ngoài, đào tạo tại chỗ, đào tạo trong quá trình làm việc, qua trao đổi với chuyên gia

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công nghiệp (2005), Báo cáo chiến lược chính sách công nghiệp, Hà Nội. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Tài liệu tham khảo về luật pháp và chính sách đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực (Dùng cho Cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Hà Nội.

3. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Trường Đại học Copenhagen (UOC) (2013), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam:Kết quả điều tra năm 2012, Hà Nội.

4. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM),Tổng cục thống kê (GSO), Trường Đại học Copenhagen (UOC) (2014), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam:Kết quả điều tra năm 2013, Nhà xuất bản Tài chính.

5. http://www2.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2007/4/24/189959.tno

6. http://www.tbtvn.org/default.asp?action=article&ID=413

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC CÔNG TY XUYÊN ĐA QUỐC GIA CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TNCs CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO VIỆT NAM (Trang 35)