CHƯƠNG 3 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TNCS CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC CÔNG TY XUYÊN ĐA QUỐC GIA CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TNCs CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO VIỆT NAM (Trang 26)

TNCS CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO VIỆT NAM

1 Nguyên nhân liên kết yêu kém giữa các TNC và doanh nghiệp nội địa

- Về phía nhà đầu tư nước ngoài

Thứ nhất, do vẫn còn ít TNC lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Tính liên kết mạng sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam còn hạn chế. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ các chi nhánh cấp 2 cấp 3 của các TNC ở trong khu vực nên khó có thể nối mạng/ chuỗi giá trị

Thứ hai, do lĩnh vực đầu tư và định hướng thị trường của các TNC. Kinh nghiệm cho thấy, các TNC tới các nước đang phát triển đầu tư chủ yếu do ba nhân tố quan trọng đó là chi phí đầu vào rẻ (lao động, tài nguyên…), nhiều ưu đãi trong nước (bảo hộ, thuế…) và thị trường tiềm năng. Điều này khá chính xác đối với trường hợp Việt Nam với xu hướng đầu tư của các TNC vào ngành công nghiệp chế biến, đó là nhóm ngành hướng xuất khẩu thâm dụng lao động như dệt may, giày da, điện tử và nhóm ngành thay thế nhập khẩu do được bảo hộ như ô tô, xe máy.

Đặc điểm ngành nghề và lĩnh vực đầu tư của các TNC có ảnh hưởng khá lớn tới sự liên kết các doanh nghiệp. Cù Chí Lợi và cộng sự (2011) cho biết hình thức hoạt động của các doanh nghiệp FDI dưới dạng gia công sản phẩm cuối cùng chỉ chiếm 42,37% tổng số doanh nghiệp. Còn lại, hầu hết các công ty FDI đầu tư vào Việt Nam nhằm bán linh kiện cho chính các TNC và gia công các linh liện cho các công ty thành viên hoặc cho các donah nghiệp FDI khác. Chính vì vậy, bước đầu các TNC đã tạo ra hiệu ứng lôi kéo các doanh nghiệp nội địa. Lý do chính của kết quả này một phần do công nghiệp phụ trợ trong nước kém phát triển nhưng mặt khác, do môi trường ưu đãi đầu tư cũng cạnh tranh thu hút giữa các tỉnh của Việt Nam nên đã thu hút các doanh nghiệp này vào và tạo ra các cụm, nhóm ngành sản xuất riêng của các công ty nước ngoài. Điều này có thể tốt về mặt thu hút FDI nhưng về mặt dài hạn, các doanh nghiệp nội địa có thể bị lấn át quá mức và rất khó có thể gia nhập vào chuỗi sản xuất của các TNC dạng này.

Định hướng thị trường của các TNC ảnh hưởng đến mối liên kết giữa TNC và doanh nghiệp nội địa. Do thị trường của các TNC đóng tại Việt Nam chủ yếu hướng tới các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ… nên người mua định hướng nguyên, phụ liệu nhập khẩu làm đầu vào cho sản xuất chủ yếu từ chính các thị trường mà họ xuất khẩu.

Thứ ba, xu hướng đầu tư vào bất động sản thường có tính liên kết rất kém. Hoạt động này không tạo ra năng lực sản xuất,sản phẩm của nó cũng là sản phẩm cuối cùng. Việc dòng vón

FDI chảy nhiều vào bất động sản sẽ hạn chế khả năng đóng góp của FDI cho việc gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu/ khu vực của doanh nghiệp Việt Nam.

- Từ phía các doanh nghiệp nhà nước

Năng lực yếu kém và sự thiếu chủ động của các doanh nghiệp nội địa đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn khá khắt khe của các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI khi đầu tư và bất kỳ một quốc gia nào cũng mong muốn được hỗ trợ bởi nền công nghiệp phụ trợ trong nước để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã không tìm thấy điều này ở Việt Nam. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung chưa đạt yêu cầu phát triển, công nghệ hiện đại trong các ngành chiếm tỷ trọng thấp, phổ biến là công nghệ trung bình, ngành sản xuất vật liệu, vật liệu mới chưa hình thành.

Do vấn đề công nghệ của các doanh nghiệp trong nước còn quá thấp khiến chất lượng sản phẩm không đảm bảo cộng thêm giá cao và thời gian giao hàng không tuân theo quy định1 nên các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng không mặn mà với việc thiết lập các quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tự hợp tác với nhau để tạo ra một mạng sản xuất nước ngoài ở trong nước và hình thành nên một sự chia cắt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

- Các nguyên nhân khác

Vấn đề thiếu thông tin từ cả hai phía TNC và các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các nhà lập chính sách cho các doanh nghiệp phụ trợ, các công ty FDI hay bản thân những doanh nghiệp phụ trợ đểu rất thiếu thông tin cụ thể về vấn đề này. Hiện tại, Việt Nam chưa có trang thông tin cung cấp thông tin liên quan về năng lực và khả năng của các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa đều thiếu thông tin về hệ thống nhà cung cấp trong nước để tìm kiếm đối tác hay liên kết sản xuất. Mặt khác, việc thiếu thông tin sẽ không khuyển khích các doanh nghiệp trong nước tập trung vào lĩnh vực với nhu cầu và tiêu chuẩn chất lượng mà các nhà đầu tư nước ngoài (đối tác) cần, sẽ hạn chế đầu tư vào lĩnh vực phụ trợ. Việc thiếu cơ sở dữ liệu tin cậy về các nhà cung cấp và sản xuất trong

1 Trong hầu hết các cuộc phỏng vấn, thảo luận, thậm chí trong các cuộc hội thảo lớn cho thấy: Phía doanhnghiệp nội địa cho rằng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài là quá cao về kỹ thuật, chất lượng, số lượng trong khi nghiệp nội địa cho rằng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài là quá cao về kỹ thuật, chất lượng, số lượng trong khi quy mô doanh nghiệp nhỏ, khó khăn về tiếp cận nguồn vốn để đầu tư cho công nghệ. Kết quả là suất tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu lớn, tay nghề của người lao động thấp nên chất lượng sản phẩm không cao, khả năng cạnh tranh kém. Thêm vào nữa, thời gian giao hàng thường không đúng cam kết rất khó được các nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận

nước dẫn tới sự hạn chế trong quan hệ hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như thu hút thêm các công ty FDI mới.

Sự cạnh tranh về nguồn lực của doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp đầu tư trong nước. Với nền tảng hạn tầng giao thông, năng lượng chưa cải thiện nhiều, hay thiếu hụt ngày càng lớn về nguồn nhân lực, thì sự xuất hiện ngày càng nhiều các dự án FDI trong các lĩnh vực thâm dụng lao động, thâm dụng năng lượng, đất đai…sẽ đẩy các doanh nghiệp trong nước vào thế yếu trong tranh chấp nguồn lực. Trong khi đó, sự tham gia cả doanh nghiệp FDI vào các lĩnh vực công nghệ, với tư cách là đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp trong nước vào chuỗi giá trị toàn cầu lại rất mờ nhạt.

Ngay cả các tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt nam như Intel, Canon, Samsung … cũng thừa nhận rất khó tạo nên các kết nối với doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, đi cùng với các tập đoàn này đến Việt Nam thường là các doanh nghiệp quy mổ nhỏ và vừa ở chính quê hương các tập đoàn hay đã có sẵn trong chuỗi sản xuất bấy lâu. Các doanh nghiệp này sẽ cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp Việt Nam.

Vấn đề quy hoạch cũng đóng góp vào sự yếu kém của các quan hệ này. Các mối liên kết giữa các doanh nghiệp mà số liệu điều tra thu thập được cho thấy đại đa số là liên kết với khoảng cách địa lý khá xa, trong khi quan hệ giữa các doanh nghiệp cùng KCN hoặc cùng địa bàn thuộc huyện/quận là tương đối ít.

Ngoài ra, do tác động của hội nhập, nhiều doanh nghiệp từ bỏ sản xuất và nhập khẩu sản phẩm và phân phối ở thị trường Việt Nam. Thuế nhập khẩu thành phẩm vào Việt Nam từ các nước trong khu vực đang giảm dần đến mức 0% dấy lên sự lo ngại về làn sóng các doanh nghiệp nước ngoài ngưng sản xuất, chuyển sang hình thức nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam. Từ năm 2006, Việt Nam đã cắt giảm hầu hết các dòng thuế đối với sản phẩm nhập từ các nước ASEAN, nhiều mặt hàng được hưởng thuế suất 0-5%. Sản phẩm chỉ cần có 40% hàm lượng xuất xứ từ ASEAN là được giảm thuế, nên các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động ở khu vực ASEAN có thể xuất hàng qua Việt Nam với thuế suất thấp hơn nên sản phẩm có tính cạnh tranh hơn. Việc này khiến các nhà đầu tư bắt đầu tính toán lại xem có nên sản xuất nhiều nơi hay tập trung một nơi, đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu.

Trước đây khi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu nội địa hóa hàng xuất khẩu để được hưởng ưu đãi. Nhưng đến khi Việt Nam gia nhập WTO, các yêu cầu như vậy cũng giảm dần, nên nhà đầu tư không có động lực sản xuất hay nội địa hóa cao tại Việt Nam dù để tiêu thụ ngay trên thị trường nội địa hay xuất khẩu.

Tóm lại, những phân tích trên đây cho thấy mối quan hệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam có hình thành trên thực tế, tuy nhiên mối quan hệ này tương đối yếu, tồn tại chủ yếu thông qua quen hệ mua bán sản phẩm hoặc gia công sản phẩm hoàn chỉnh các hàng hóa có yêu cầu công nghệ thấp. Mối quan hệ gia công giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nhiệp nước ngoài trong các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao là tương đối ít. Nếu loại trừ quan hệ mua hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước từ các doanh nghiệp nước ngoài thì hai khối doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đang tồn tại khá độc lập và ít có mối quan hệ. Các doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ với doanh nghiệp nước ngoài nhiều hơn là quan hệ với doanh nghiệp trong nước.

2 Tổng quan hiện trạng chính sách nhập công nghệ của Việt Nam

Với tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đổi mới công nghệ đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhập công nghệ đã được nhấn mạnh trong nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “Lấy ứng dụng, CGCN là chính. Tạo được khả năng lựa chọn, thích nghi và làm chủ các công nghệ nhập, đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến nhất, trước hết ở những ngành, những lĩnh vực có tác động chi phối nền kinh tế quốc dân, những ngành có giá trị gia tăng cao, những ngành công nghiệp mới xây dựng, những ngành sản xuất sản phẩm chủ lực”. Văn kiện Đại hội Đảng khóa X cũng đã nêu rõ: “Đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập công nghệ, mua sáng chế, kết hợp công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các ngành có lợi thế cạnh tranh, có tỷ trọng lớn trong GDP, các ngành công nghiệp bổ trợ và tạo nhiều việc làm cho xã hội...”.

Về hệ thống chính sách, một số luật và chính sách quan trọng đã được ban hành, trong đó Luật CGCN, Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Đề án phát triển thị trường công nghệ ban hành theo Quyết định 214/2005/QĐ-TTg và các giải pháp chính sách liên quan đã tạo lập cơ sở pháp lý quan trọng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhập công nghệ vào Việt Nam.

Luật Đầu tư và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư đã quy định cụ thể các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và trong nước theo các lĩnh vực và địa bàn ưu tiên. Theo đó, hoạt động CGCN trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi theo quy định của Luật này và các văn bản pháp luật liên quan.

Luật chuyển giao công nghệ của Quốc hội khóa XI, kỳ hợp thứ 10 số 80/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài, từ nước ngoài vào Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước; các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ

1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; phát triển nguồn nhân lực công nghệ đồng bộ với đầu tư đổi mới công nghệ.

3. Phát triển mạnh thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

4. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hợp tác quốc tế trong hoạt động chuyển giao công nghệ.

Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ

1. Ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyển giao công nghệ.

2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ.

3. Quản lý thống nhất hoạt động chuyển giao công nghệ. 4. Hợp tác quốc tế về hoạt động chuyển giao công nghệ.

5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chuyển giao công nghệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Điều 7. Đối tượng công nghệ được chuyển giao

1. Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây: a) Bí quyết kỹ thuật;

b) Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;

c) Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.

2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.

Điều 8. Quyền chuyển giao công nghệ

1. Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ. 2. Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

3. Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC CÔNG TY XUYÊN ĐA QUỐC GIA CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TNCs CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w